Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho ∆ABC cân tại A có đỉnh A(6;6), đường thẳng đi qua trung điểm của các cạnh AB và AC có phương trình x+y-4=0. Tìm tọa độ các đỉnh B và C, biết E(1;-3) nằm trên đường cao đi qua điểm C của tam giác đã cho.
Gọi H, I theo thứ tự là trung điểm của BC và AH, ta lần lượt có:
+Phương trình đường thẳng (AH) được cho bởi:
(AH): Qua A và (AH)⊥(MN) <=> (AH): Qua A(6;6), vtpt (1;-1)
<=> (AH):x-y=0
+Tọa độ điểm I là nghiệm của hệ phương trình:
=> I(2;2) =>H(-2;-2)
+Phương trình đường thẳng (BC) được cho bởi:
(BC): Qua H và (BC)⊥(AH) <=> (BC):Qua H(-2;-2), vtcp (1;-1)
(BC):, t∈R
+Vì B thuộc (CB) nên B(-2+t;-2-t) và vì B,C đối xứng qua H nên ta có C(-2-t;-2+t)
Vì điểm E(1;-3) nằm trên đường cao đi qua điểm C của ∆ABC nên:
AB⊥CE <=> .=0
<=> (-8+t;-8-t).(-3-t;1+t)=0
<=> (-8+t)(-3-t)+(-8-t)(1+t)=0
<=>t2-2t-8=0 <=>t=2 hoặc t=-4
Vậy ta được B(0;-4), C(-4;0) hoặc B(-6;2), C(2;-6)