Dùng một lượng dung dịch H2SO4 10%, đun nóng để hoà tan vừa đủ 0,4 mol CuO. Sau phản ứng, làm nguội dung dịch. Khối lượng CuSO4. 5H2O tách ra khỏi dung dich là 30gam. Tính độ tan của CuSO4 trong điều kiện thí nghiệm trên.
Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam bột Al vào dung dịch NaOH dư được khhí A. Cho 1,896 gam KMnO4 tác dụng hết với axitHCI đặc dư, được khí B. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KCIO3 có xúc tác, thu được khí C. Cho toàn bộ lượng các khhí điều chế ở trên vào một bình kín rồi đốt cháy để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó làm lạnh bình để cho hơi nước ngưng tụ hết và giả thiết các chất tan hết vào nước thu được dung dịch E. Tính nồng độ C% của dung dịch E.
Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam hợp chất hữu cơ mạch hở A cho toàn bộ sản phẩm cháy là (CO2 và H2O) vào bình dung dịch nước vôi trong dư. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình nước vôi tăng 2,48 gam, trong bình thu được 4 gam kết tủa.
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Viết công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với H2 bằng 30.
Hỗn hợp A1 gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam A1 và nung nóng thu được hỗn hợp A2 gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí A3. Dẫn A3 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa. A2 tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch A4 và có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A1?
Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại sau: H2S, SO2, NO2, CL2. Người ta sử dụng dung dịch nước vôi trong dư để laọi bỏ các khí trên. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
Có 3 mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là: phân KNO3, phân NH4NO3 và phân (NH4)3PO4. Hãy cho biết mẫu nào là phân bón đơn, mẫu nào là phân bón kép.
Cho hỗn hợp gồm có ba chất rắn: Al2O3, SiO2 và Fe2O3 vào dung dịch chứa một chất tan A thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho thí dụ và viết các phương trình phản ứng minh họa
Khi nung hoàn toàn chất A thì thu được chất rắn B mầu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành chất D, dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C làm vẩn đục dung dịch D. Khi cho chất rắn B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E tác dụng với nước thì thu được dung dịch D và khí không màu G. Khí G tác dụng lần lượt với các dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch nước Br2/CCI4dư. Các chất A, B, C, E, F, G là gì?
Một học sinh yêu thích môn Hóa, trong chuyến về thăm quan khu du lịch Tam Cốc Bích Động (Ninh Bình) có mang về một lọ nước (nước nhỏ tử nhũ đá trên trần xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước thành 3 phần và làm các thí nghiệm sau:
- Phần 1: Đun sôi
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl
- Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH
Có mấy phản ứng xuất hiện khí thoát ra?
Hỗn hợp Z gồm một hiđrocacbon A và oxi (lượng oxi trong Z gấp đôi lượng oxi cần thiết để đốt cháy hết A). Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp Z, đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí và hơi sau khi đốt không đổi so với ban đầu. Nếu cho ngưng tụ hơi nước của hỗn hợp sau khi đốt thì thể tích giảm đi 40% (biết rằng các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Xác định công thức phân tử của A