(2 điểm)
1. Khi điều chế axit sunfuric người ta hấp thụ khí SO3 bằng dung dịch H2SO4 được oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3. Tính lượng khí SO3 hấp thụ vào 200 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần trăm theo khối lượng của SO3 là 40,82%.
2. X là quặng hematit chứa 64,0% Fe2O3 và Y là quặng mahetit chứa 92,8% Fe3O4 theo khối lượng ( còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố Fe). Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được 1 tấn hỗn hợp Z. Đem toàn bộ Z luyện gang, rồi luyện thép thì thu được 420,42 kg thép chứa 0,1% gồm cacbon và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Tính m1 và m2.
(2 điểm)
1. Một loại thủy tinh có thành phần như sau: Natri (9,623%); Canxi (8,368%); còn lại là Silic và Oxi ( theo khối lượng). Xác định công thức hóa học của thủy tinh.
2. Đốt 3,72 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Mg trong bình đựng khí Clo, sau một thời gian phản ứng thu được 10,82 gam hỗn hợp Y gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2. Dẫn toàn bộ lượng H2 sinh ra đi qua ống đựng 8 gam CuO nung nóng, sau một thời gian thấy trong ống còn lại 6,72 gam chất rắn ( chỉ có 80% H2 tham gia phản ứng). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
1. Thế nào là độ tan? Thế nào là dung dịch bão hòa, quá bão hòa, chưa bão hòa?
2. Hòa tan 8g CuO bằng dung dịch H2SO4 24,5% vừa đủ, thu được dung dịch X.
a. Tính nồng độ % của dung dịch X
b. Làm lạnh dung dịch X tới nhiệt độ thích hợp thấy có 5 gam kết tủa Y tách ra và thu được dung dịch Z chứa 1 chất tan với nồng độ 29,77%. Tìm công thức của Y
(4,0 đ).
Hỗn hợp X gồm axit Y có công thức CaHbCOOH và ancol Z có công thức là CnHm(OH)2 ( đều là chất hữu cơ mạch hở). Chia X thành 2 phần bằng nhau, tổng số mol của Y và Z ở mỗi phần là 0,05 mol.
- Phần 1: cho tác dụng hết với Na dư, thu được CaHbCOONa, CnHm(ONa)2 và 0,896 lít khí H2 ( đktc).
- Phần 2: đốt cháy ( Y và Z đều phản ứng hoàn toàn), dẫn lần lượt sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng nước vôi trong dư, thấy bình 1 tăng 2,7 gam và bình 2 có 14,0 gam kết tủa.
Tìm công thức phân tử của Y và Z, biết tổng số nguyên tử hidro trong Y và Z đều bằng 6.
(4,0 đ).
a) Cho Ba tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho Al vừa đủ vào dung dịch X thu được dung dịch Y, cho Na2CO3 vài dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hãy viết các phương trình phản ứng.
b) Từ muối ăn, chất béo và nước, chỉ bằng 2 phản ứng hóa học có thể điều chế được xà phòng. Hãy viết phương trình phản ứng minh họa ( tùy chọn điều kiện và thiết bị cần thiết).
(4,0 đ).
a) Nêu 4 tên và viết công thức hóa học tương ứng của các chất là thành phần chính của phân đạm, lân hoặc kali được dùng phổ biến trong nông nghiệp. Ở mỗi loại, nguyên tố nào cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng?
b) Viết các phương trình phản ứng thực hiện sự chuyển hóa theo sơ đồ và ghi rõ điều kiện (nếu có); Tinh bột -> A -> B -> C -> B.
( B có tác dụng với axit axetic thu được etyl axetat; trùng hợp C thu được polietilen).
Đốt cháy hoàn toàn 20 cm3 hỗn hợp A gồm etan và 1 hidrocacbon X mạch hở, thu được 100 cm3 hỗn hợp khí B gồm CO2 và hơi nước (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của B so với H2 là 15,5.
1. Hỏi X nằm ở dãy đồng đẳng nào của chất nào đã học?
2. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên X
Khi thực hiện phản ứng crackinh 35 lít butan ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thu được 67 lít hỗn hợp khí X theo 3 phản ứng:
C4H10 → CH4 + C3H6 (1)
C4H10 → C2H6 + C2H4 (2)
C4H0 → H2 + C4H8 (3)
Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau
Phần 1: Cho từ từ qua bình đựng nước brom dư, còn lại hỗn hợp khí B không bị hấp thụ. Tách hỗn hợp khí B được 3 hiđrocacbon B1, B2, B3 theo thứ tự khối lượng phần tử tăng dần. Đốt cháy B1, B2, B3 thu được những sản phẩm có thể tích CO2 tỉ lệ tương ứng là 1:3:1
Phần 2: Cho phản ứng hợp nước nhờ xúc tác đặc biệt thu được hỗn hợp A gồm các rượu khác nhau
(giả thiết các phản ứng với brom và hợp nước xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Tính khối lượng của hỗn hợp A.
Khi thực hiện phản ứng crackinh 35 lít butan ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thu được 67 lít hỗn hợp khí X theo 3 phản ứng:
C4H10 → CH4 + C3H6 (1)
C4H10 → C2H6 + C2H4 (2)
C4H0 → H2 + C4H8 (3)
Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau
Phần 1: Cho từ từ qua bình đựng nước brom dư, còn lại hỗn hợp khí B không bị hấp thụ. Tách hỗn hợp khí B được 3 hiđrocacbon B1, B2, B3 theo thứ tự khối lượng phần tử tăng dần. Đốt cháy B1, B2, B3 thu được những sản phẩm có thể tích CO2 tỉ lệ tương ứng là 1:3:1
Phần 2: Cho phản ứng hợp nước nhờ xúc tác đặc biệt thu được hỗn hợp A gồm các rượu khác nhau
(giả thiết các phản ứng với brom và hợp nước xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Tính tỷ lệ % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X
(4,0 đ).
a) Cho 3,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,045 mol H2 ở nhiệt độ cao sinh ra Fe. Mặt khác, hoàn tan hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X trong H2SO4 đặc nóng, dư thu được sản phẩm gồm dung dịch muối sunfat và khí SO2. Hãy viết các phương trình phản ứng và tính thể tích SO2 (đktc).
b) Cho V(ml) dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol NaAlO2 thu được 5,85 gam kết tủa. Hãy viết các phương trình phản ứng và tính V(ml) dung dịch HCl.
(2 điểm)
1. Cho thí nghiệm như hình vẽ.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
2. Cho các kim loại A,B,C,D. Biết rằng:
- Hỗn hợp kim loại A,B có thể tan trong nước dư.
- Hỗn hợp kim loại C,D chỉ tan một phần trong dung dịch HCl dư ( phản ứng xảy ra hoàn toàn).
- Kim loại A có thể đẩy kim loại C nhưng không đẩy được kim loại D ra khỏi dung dịch muối.
Xác định A,B,C,D. Biết chúng là những kim loại trong số các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa.
1. Một hỗn hợp gồm Cu, Ag và Fe. Trình bày phương pháp tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp? (các hóa chất và điều kiện cần thiết coi như có đủ)
2. Hòa tan hoàn toàn 3,28g hỗn hợp X gồm Al và Fe trong 500 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch Y. Thêm 200 gam dung dịch NaOH 12% vào dung dịch Y sau đó đem kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,6g chất rắn. Tính thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
Cho các mệnh đề sau:
(a) Các halogen đều có số oxi hóa dương trong hợp chất.
(b) Halogen đứng trước đẩy được halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
(c) Các halogen đều tan được trong nước.
(d) Các halogen đều tác dụng được với hiđro.
Số mệnh đề phát biểu sai là:
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng dư) được 8,96 lít NO( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Nếu cho 15,68 lít hỗn hợp X qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Trong các loại phân bón hóa học sau, loại nào có hàm lượng P2O5 cao nhất?
(4,0 đ).
a) Đốt cháy hoàn toàn 6,66 gam hợp chất hữu cơ A ( chứa C,H,O) cần dùng 9,072 lít khí oxi ( đktc) thu được CO2 và hơi nước với tỷ lệ mol tương ứng là 12 :7. Hãy viết phương trình phản ứng cháy và tìm công thức phân tử của A, biết tỷ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 4.
b) Tổng số hạt cơ bản trong 1 nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12, tìm số lượng từng loại hạt có trong X.
(5,0 điểm)
1. Cho biết tổng số proton, notron, electron trong 2 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B là 78. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì? Cho biết điện thế hạt nhân của các nguyên tố sau : ZN = 7 ; ZNa = 11 ; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16.
2. 2 hợp chất hữu cơ X, Y chứa C, H, O chỉ chứa 1 loại nhóm chức đã học và có khối lượng mol phân tử đều bằng 46g.
a. Xác định công thức cấu tạo của X và Y. Biết X,Y đều phản ứng với Na, dung dịch của Y làm quì tím hóa đỏ.
b. Từ X viết các phương trình phản ứng điều chế poli(vinyl clorua) PVC và polietilen(PE)
(2,5 điểm)
1. Hai nguyên tử A và B có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử B là 28. Hãy xác định hai nguyên tố A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố như sau: ZN = 7; ZNa = 11; ZCa = 20; ZFe = 26; ZCu = 29; ZC = 6; ZS = 16.
2. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl (không sử dụng nhiệt độ để nhiệt phân), hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2CO3, BaCO3, NaHCO3, BaSO4 chứa trong các lọ riêng biệt.