Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 − 2x + 2y − 10 = 0 và điểm M (1; 1). Lập phương trình đường thẳng qua M cắt (C) tại A, B sao cho MA = 2MB.
Trên mặt phẳng toạ độ Oxy cho đường thẳng ∆: x + y + 4 = 0 và hai elíp
(E1): = 1 và (E2): = 1 (a > b > 0) có cùng tiêu điểm. Biết rằng (E2) đi qua điểm M thuộc đường thẳng ∆. Tìm toạ độ điểm M sao cho elíp (E2) có độ dài trục lớn nhỏ nhất.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình
(x - 1)2 + (y - 2)2 = 4 và đường thẳng (d) có phương trình x - y + 7 = 0. Tìm trên (d) điểm M sao cho từ đó có thể kẻ được hai tiếp tuyến của (C) là MA, MB (A, B là hai tiếp điểm) sao cho độ dài AB nhỏ nhất.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (T): x2 + y2 - 2x + 4y - 8 = 0 và điểm M(7; 7). Chứng minh rằng từ M kẻ đến (T) được hai tiếp tuyến MA, MB với A, B là các tiếp điểm. Tìm tọa độ tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB.
Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có đỉnh A(3; 4), B(1; 2), đỉnh C thuộc đường thẳng d: x + 2y + 1 = 0, trọng tâm G. Biết diện tích tam giác GAB bằng 3 đơn vị diện tích, hãy tìm tọa độ C.
Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác có đỉnh A(5; -3), trọng tâm là G(3; 1), đỉnh B thuộc đường thẳng (∆): 2x + y - 4 = 0. Tìm tọa độ đỉnh B và C biết rằng BC = 2√2 và B có tọa độ nguyên.
Trong mặt phẳng Oxy, cho hình thang cân ABCD có 2 đáy AB và CD, CD = 2AB. Biết A(2; -1), B(4; 1) và điểm M(-5; -4) thuộc đáy lớn của hình thang. Xác định tọa độ đỉnh C và D của hình thang biết điểm C có hoành độ lớn hơn 1.
Cho Hypebol (H): = 1 và đường thẳng ∆: x - y + m = 0 (m là tham số). Chứng minh đường thẳng ∆ luôn cắt (H) tại 2 điểm phân biệt thuộc hai nhánh của (H).
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho elip (E): + y2 = 1. Tìm những điểm M thuộc (E) sao cho M nhìn hai tiêu điểm của (E) dưới một góc vuông.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho điểm M(2; 1). Viết phương trình tổng quát đường thẳng qua M và tạo với đường thẳng y = 2x + 1 một góc 450
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho hai điểm A(2; 5) và B(5; 1). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua A sao cho khoảng cách từ B đế đường thẳng ∆ bằng 3.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (ε): + (y – 1)2 = 2. Xác định tọa độ các đỉnh của hình vuông ABCD biết đỉnh B, C thuộc (ε) ,hai đỉnh A, D thuộc trục Ox và đỉnh B có tung độ dương.
Trong mặt phẳng Oxy cho elip (E): = 1 và các điểm A(-3; 0), I(-1; 0). Tìm tọa độ điểm B, C thuộc (E) sao cho I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hình chữ nhật ABCD có diện tích S = 12, giao điểm của hai đường chéo là I (), trung điểm cạnh BC là M(3; 0) và hoành độ điểm B lớn hơn hoành độ điểm C. Xác định tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC với điểm A(2;-1) và hai đường phân giác trong của góc B và C lần lượt là ∆: x - 2y + 1 = 0 và d: x + y + 3 = 0. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên cạnh BC. Tính độ dài đường cao AH của tam giác ABC.