Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn (T): x2 + y2 – x - 9y + 18 = 0 và 2 điểm A(4; 1), B(3; -1). Gọi C, D là 2 điểm thuộc (T) sao cho ABCD là một hình bình hành. Viết phương trình đường thẳng CD.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho 2 đường tròn (C1): x2 + y2 - 4y = 0 và (C2): x2 + 4x + y2 + 18y + 36 = 0. Viết phương trình đường tròn (C) có tâm I nằm trên đường thẳng d: 2x + y - 7 = 0 đồng thời tiếp xúc ngoài với 2 đường tròn (C1) và (C2).
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có đỉnh A nằm trên đường thẳng ∆: x - y + 1 = 0, đường thẳng BC song song với ∆ và đường cao kẻ từ B có phương trình: 2x - y - 2 = 0. Tính diện tích tam giác ABC biết điểm M() nằm trên cạnh AC và thỏa mãn AM = 3MC.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 - 4x - 4y + 4 =0 và đường thẳng d: x + y - 2 = 0. Chứng minh rằng d luôn cắt (C) tại 2 điểm A, B phân biệt. Tìm tọa độ điểm C trên đường tròn (C) sao cho diện tích tam giác ABC lớn nhất.
Trong mặt phẳng tọa độ (Oxy), cho hình chữ nhật ABCD có phương trình cạnh
AB: x - 2y - 1 = 0, đường chéo BD: x - 7y + 14 = 0 và đường chéo AC đi qua điểm E(2,1). Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng d1: 2x + 2y – 1 = 0 ; d2: 4x – √2y + 3 = 0. Gọi A là giao điểm của d1 và d2. Viết phương trình đường thẳng qua M(4;-2) và lần lượt cắt d1, d2 tại B, C sao cho tam giác ABC cân tại A.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 4x – 2y – 4 = 0. Viết phương trình đường thẳng qua M(1; 4) và tiếp xúc với đường tròn (C).
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy ,cho hình chữ nhật ABCD có: AB = 3√2, BC = 2√2, điểm E thuộc đoạn DC sao cho EC = ,điểm I ( ) thuộc đường thẳng BE. Biết đường thẳng AC có phương trình : x - 5y + 3 = 0 và các điểm A, B có hoành độ nguyên dương. Tìm tọa độ các đỉnh A, B, C, D của hình chữ nhật.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường tròn (C1): (x - 1)2 + (y + 2)2 = 5 và
(C2): (x + 1)2 + (y + 3)2 = 9. Viết phương trình đường thẳng ∆ tiếp xúc (C1) và cắt (C2) tại hai điểm A, B thỏa mãn AB = 4.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình chữ nhật ABCD có phương trình đường thẳng AD: 2x+y-1=0, điểm I(-3;2) thuộc Bd sao cho . Tìm tọa độ A, B, C biết điểm D có hoành độ dương và AD=2AB
Trong mặt phẳng Oxy, cho ∆ABC có trọng tâm G( ; ), tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là I(2 ;-1). A ∈ d , x - y + 2 = 0, trung điểm của BC nằm trên d2 : x + y + 3 = 0. Tìm tọa độ A, B, C.
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ vuông góc Oxy, cho hình bình hành ABCD tâm I, biết A(0;1) và B(3;4) thuộc parabol (P): y = - 2x + 1, điểm I nằm trên cung AB của (P) sao cho tam giác IAB có diện tích lớn nhất. Tìm tọa độ C và D.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai đường tròn: (C1): x2 + y2 = 13 và (C2): (x - 6)2 + y2 = 25. Gọi A là giao điểm của (C1) và (C2) với yA < 0. Viết phương trình đường thẳng đi qua A và cắt (C1) và (C2) theo hai dây cung phân biệt có độ dài bằng nhau.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD biết M(2; 1); N(4;−2); P(2; 0); Q(1; 2), lần lượt thuộc các cạnh AB, BC, CD, AD. Hãy lập phương trình các cạnh của hình vuông ABCD.
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình thoi MNPQ có M(1; 2), phương trình NQ là x - y - 1 = 0. Tìm tọa độ các đỉnh còn lại của hình thoi, biết rằng NQ = 2MP và N có tung độ âm.