Hỗn hợp A1 gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam A1 và nung nóng thu được hỗn hợp A2 gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí A3. Dẫn A3 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa. A2 tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch A4 và có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A1?
Gọi số mol của Al2O3 và Fe2O3 trong A1 lần lượt là a và b (a0, b0)
Số mol oxi nguyên tử trong A1 là: n0 = 3a + 3b
Theo giả thiết ta tính được:
nH2SO4 = 1.0,5 = 0,5 (mol)
Các phản ứng có thể xảy ra:
3 Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2 (1)
2Fe3O4 + CO 3FeO + CO2 (2)
FeO + CO Fe + CO2 (3)
CO2 + Ca(OH)2 (dư) CaCO3 + H2O (4)
nCO2 = nCaCO3 = = 0,05 (mol)
A2 gồm: Al2O3; Fe2O3; Fe3O4; FeO; Fe.
Khí A3 là CO và CO2; A2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được khí đó là khí H2
Oxit + H2SO4 H2O + Muối (5)
0,4 (mol)
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (6)
0,1 0,1 0,1 mol
nH2 = = 0,1 (mol)
số mol nguyên tử oxi trong A1 bằng tổng số mol nguyên tử oxi trong A2 và số mol nguyên tử oxi chuyển từ CO thành CO2 (hay số mol CO2)
Mà số mol nguyên tử oxi trong A2 bằng số mol H2SO4 đã phản ứng trong (5)
Mà nH2SO4 (5) = nH2SO4 (ban đầu) - nH2SO4 (6) = nH2SO4 (ban đầu) - nH2 (6)
Do vậy ta có phương trình:
3a + 3b = 0,5 - nH2 (6) + 0,05 3a + 3b = 0,5 – 0,1 + 0,05 = 0,45 (I)
Mặt khác: mhỗn hợp = 102a + 160b = 21,1 (g) (II)
Giải (I) và (II) ta thu được nghiệm: a= 0,05 và b= 0,1
%mAl2O3 = .100% = 21,17%
%m Fe2O3 = 100% - 21,17% = 75,83%