Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của phép tu từ hoán dụ trong ý biểu đạt ý thơ ở câu thơ sau:
“Hạnh phúc ở mỗi bàn tay vun xới”
(“Với Đảng mùa xuân” – Tố Hữu)
(2,0 điểm)
Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy” theo nhân vật An Dương Vương (không quá 2 phần 3 trang giấy thi)
Theo anh (chị) chi tiết “xác Mị Châu hóa thành người con gái cụt đầu “được đưa về thờ ở khu di tích Cổ Loa muốn nhắc chúng ta điều gì? (3,0 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễ Trãi. (5,0 điểm)
TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng nào?
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng trang nam nhi thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) (5,0 điểm)
Hãy chỉ ra những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao sau:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
Anh/chị viết một bài văn nghị luận (khoảng 150 từ ) bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường nước sạch hiện nay. (3,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. (6,0 điểm)
Trung thực có phải là một phẩm chất cần có cho mỗi người? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên. (4,0 điểm)
a. Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
b. Anh (chị) hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:
“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
(3,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. (7,0 điểm)
a. Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt?
“Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh”
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (7,0 điểm)
a. Trình bày các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
b. Anh (chị) hãy phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:
“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Đọc tiểu Thanh Ký” (Độc tiểu Thanh Ký) của Nguyễn Du. (7,0 điểm)