Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2A, tần số 50Hz chạy trên một dây dẫn. Trong thời gian 1s, số lần cường độ dòng điện có giá trị tuyệt đối bằng 1A là bao nhiêu?
Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch điện xoay chiều là i = 4cos(20 πt - π/2)(A), t đo bằng giây. Tại thời điểm t1(s) nào đó dòng điện đang giảm và có cường độ bằng i1 = -2A. Hỏi đến thời điểm t2 = (t1 + 0,025)(s) cường độ dòng điện bằng bao nhiêu?
Một dòng điện xoay chiều đi qua điện trở R = 25Ω trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng toả ra là Q = 6000J. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là
Dòng điện xoay chiều có tần số f = 60Hz, trong một giây dòng điện đổi chiều
Biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là i = 5√2 cos(100πt + π/6)(A). ở thời điểm t = 1/300s cường độ trong mạch đạt giá trị
Dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz, trong một chu kì dòng điện đổi chiều
Một cuộn dây có độ tự cảm L = 2/15π (H) và điện trở thuần R = 12Ω được đặt vào một hiệu điện thế xoay chiều 100V và tần số 60Hz. Cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây và nhiệt lượng toả ra trong một phút là
Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10 Ω. Biết nhiệt lượng toả ra trong 30phút là 9.105(J). Biên độ của cường độ dòng điện là
Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức u = Uo cos(100πt – π/3) (V). Xác định thời điểm mà cường độ dòng điện qua tụ bằng 0 lần thứ nhất là
Mắc vào đèn neon một nguồn điện xoay chiều có biểu thức u = 220√2cos(100πt – π/2)(V). Đèn chỉ sáng khi điện áp đặt vào đèn thoả mãn |u| ≥ 110√ 2(V). Tỉ số thời gian đèn sáng và tắt trong một chu kì của dòng điện bằng
Một đèn ống được mắc vào mạng điện xoay chiều 220V – 50Hz, điện áp mồi của đèn là 110√2 V. Biết trong một chu kì của dòng điện đèn sáng hai lần và tắt hai lần. Khoảng thời gian một lần đèn tắt là
Cho dòng điện xoay chiều i = I0sin (A) chạy qua một dây dẫn. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây theo một chiều trong một nửa chu kì là
Điện áp giữa hai bản tụ có biểu thức: u = Uocos (100πt – π/3). Xác định các thời điểm mà cường độ dòng điện qua tụ điện có độ lớn bằng giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng.
Điện áp giữa hai bản tụ có biểu thức: u = Uocos (100πt – π/3). Xác định các thời điểm mà điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị bằng giá trị điện áp hiệu dụng và đang giảm.
Điện áp giữa hai bản tụ có biểu thức: u = Uocos (100πt – π/3) (t tính bằng s). Xác định thời điểm mà điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị bằng 1/2 giá trị điện áp cực đại và đang tăng lần thứ 2013