Đoạn mạch như hình vẽ, uAB = 100√2 cos100πt(V). Khi K đóng, I = 2(A), khi K mở dòng điện qua mạch lệch pha π/4 so với hiệu điện thế hai đầu mạch. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch khi K mở là:
Lần lượt mắc điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C vào điện áp xoay chiều u = U0cosωt thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua chúng lần lượt là 4A, 6A, 2A. Nếu mắc nối tiếp các phần tử trên vào điện áp này thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là
Trong mạch xoay chiều nối tiếp thì dòng điện nhanh hay chậm pha so với hiệu điện thế ở hai đầu của đoạn mạch là tuỳ thuộc
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp thì:
Một mạch RLC nối tiếp, độ lệch pha giữa hđt ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch là φ = φu – φi = - π/4:
Điện áp đặt vào hai đầu một đoạn mạch R, L, C không phân nhánh. Điện áp hai đầu R là 80V, hai đầu L là 120V, hai bản tụ C là 60V. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là:
Cho mạch điện gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây có độ tự cảm L và R0. Biết U = 200V, UR = 110V, Ud = 130V. Công suất tiêu thụ của mạch là 320W thì R0 bằng?
Cho đoạn mạch điện xoay chiều như hình vẽ, trong đó L là cuộn thuần cảm. Cho biết UAB = 50V, UAM = 50V, UMB = 60V. Khi này điện áp UR có giá trị:
Cho mạch điện mắc theo thứ tự gồm R ; C =10-4/ 2π F; cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = 200cos100πt (V). Tính độ tự cảm của cuộn dây trong trường hợp hệ số công suất của mạch cosφ = 1.
Cho mạch điện xoay chiều nối tiếp R, L, C. Cuộn dây có L=1/π H, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch u=200cos100πt (V). Biết rằng khi C = 0,159.10-4F thì cường độ dòng điện i trong mạch nhanh pha hơn điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/4. Tìm biểu thức giá trị tức thời của i.
Đặt điện áp u=U√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở thuần R=100Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, dung kháng của tụ điện bằng 200Ω và cường độ dòng điện trong mạch sớm pha so với điện áp u. Giá trị của L là
Cho một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điện áp đặt vào hai đầu mạch là u = 100√2cos100πt (V), bỏ qua điện trở dây nối. Biết cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là √3 A và lệch pha π/3 so với điện áp hai đầu mạch. Giá trị của R và C là
Cho ba linh kiện: điện trở thuần R = 60 Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là i1=√2cos(100πt – π/12) Avà i2=√2cos(100πt + 7π/12) A. Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì dòng điện trong mạch có biểu thức
Đặt vào hai đầu mạch điện RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều có tần số 50Hz. Biết điện trở thuần R = 25Ω, cuộn dây thuần cảm có L = 1/ π H. Để điện áp ở hai đầu đoạn mạch trễ pha π/4 so vời cường độ dòng điện thì dung kháng của tụ điện là
Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ diện. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là 100 V, ở hai đầu điện trở là 60 V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là