Hòa tan 4,57 g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,92 lít khí X (đktc), dung dịch Z và 1,27 g chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:
Cho 7,76 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (tỉ lệ số mol Fe:Cu = 7:6) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3 thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, thấy khối lượng catôt tăng 4,96 gam (kim loại sinh ra bám hết vào catôt). Giá trị của t là
Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10N2O4) và chất Z (C7H13N3O4), trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là tripeptit mạch hở. Cho 27,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí. Mặt khác 27,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
Cho 27,6 gam hợp chất thơm X có công thức C7H6O3 tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hòa toàn bộ Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là
Cho hỗn hợp gồm a mol Mg và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Mối quan hệ giữa a, b, c là:
: Đốt cháy hoàn toàn 2 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 10 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa 450 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng một lượng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ thể tích N2: O2 = 4:1. Giá trị gần nhất của m là
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 [hoặc Ba(AlO2)2], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,10 và 0,30 B. 0,05 và 0,15 C.
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 125 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
Hỗn hợp X gồm: 0,3 mol Mg, 0,2 mol Al, 0,24 mol Zn. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 (loãng, dư). Sau phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch tăng 28,20 gam so với dung dịch HNO3 ban đầu. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào?
Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là
Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 (loãng)
(b). Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2
(c). Cho lá Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và HNO3
(d). Cho lá Zn vào dung dịch HCl
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hoá là
Sắt bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là