Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp Ag và Cu (hỗn hợp X): (a)Cho X vào bình chứa một lượng khí O3 (ở điều kiện thường); (b)Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc); (c)Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl không có mặt O2; (d)Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3. Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là
Cho a gam Fe vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là?
Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol 1:1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là
Chia hỗn 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau.-Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc).-Phần 2: cho vào dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc).Thành phần % khối lượng Cu có trong hỗn hợp là
Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 gam chất rắn X và khí Y. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 3,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
Hòa tan hết 6,08 gam hỗn hợp Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,792 lít khí NO (đktc). Thêm từ từ 2,88 gam bột Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO(đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
Cho hỗn hợp bột X gồm ba kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng dung dịch nào dưới đây
Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
Hòa tan 5,6 gam bột sắt vào 250 ml dung dịch AgNO31M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn, giá trị m là
Hòa tan hoàn toàn 4,88 gam hỗn hợp X gồm Cu và oxit sắt bằng dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y(không chứa muối amoni ) và 1,12 lit (đktc) hỗn hợp khí Z(NO và NO2) có tỉ khối với H2 bằng 19,8. Cô cạn dung dịch Y thu được 14,78 gam hốn hợp muối khan. Công thức phân tử oxit sắt và số mol HNO3 đã tham gia phản ứng lần lượt là
Cho một đinh Fe vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4 gam. Khối lượng của đinh Fe ban đầu là
Xác định kim loại M ( thuộc 1 trong 4 kim loại sau: Al, Fe, Na, Ca) biết rằng M tan trong dung dịch HCl cho ra dung dịch muối X. M tác dụng với Cl2 thì thu được muối Y. Nếu thêm kim loại M vào dung dịch muối Y ta được dung dịch muối X
Để phân biệt Fe, hỗn hợp FeO + Fe2O3, hỗn hợp Fe + Fe2O3 ta có thể dùng
Cho 1 đinh sắt vào dung dịch muối Fe3+ thì màu của dung dịch chuyển từ vàng (Fe3+) sang màu lục nhạt (Fe2+). Fe cho vào dung dịch Cu2+ làm phai màu xanh của Cu2+ nhưng Fe2+ cho vào dung dịch Cu2+ không làm phai màu xanh của Cu2+. Từ kết quả trên cho sắp xếp các chất khử Fe2+; Fe ; Cu theo thứ tự độ mạnh tăng dần