Một loại quặng sắt sau khi đã làm sạch tạp chất được hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc nóng dư thu được dung dịch X và khí màu nâu đỏ bay ra. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Quặng sắt đó là
Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là0
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7 : 8. Cho lượng X nói trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,32 gam, dung dịch muối sắt và khí NO. Khối lượng muối sắt tạo thành trong dung dịch là:
Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FexOy cần vừa đủ 0,1 mol H2SO4 đặc thu được 0,56 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất,đo ở đktc) và dung dịch X chỉ chứa muối Fe(III). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là:
Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Chia 38,1 gam FeCl2 thành hai phần, phần hai có khối lượng gấp 3 lần phần một. Đem phần 1 phản ứng hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H2SO4 loãng, dư, thu lấy khí thoát ra. Đem toàn bộ khí này phản ứng hết với phần 2, sau phản ứng cô cạn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Cho 45 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5 gam kim loại không tan. Giá trị của V là
Đun nóng hỗn hợp gồm 2,24 gam bột Fe và 0,64 gam bột S cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Thành phần % theo thể tích hai khí trong hỗn hợp Y là
Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Số chất X trong phương trình phổ thông có thể thực hiện được phản ứng trên là
Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được 6,72 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan phần 2 trong 550 ml dung dịch AgNO3 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y. Nồng độ mol của Fe(NO3)2 trong dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng) là:
Nung m gam bột sắt trong oxi , thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư) thoát ra 0,56 lit NO (ở đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Cho hỗn hợp gồm 5,6g Fe và 9,6g Cu vào dung dịch AgNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 38,8g chất rắn. Thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng: