Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của x và y lần lượt là
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O thu được dung dịch A. Sục khí CO2 vào dung dịch A, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:
Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn KNO3 là
Cho m gam bột kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y.
Để thu được kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
Hòa tan hoàn toàn 7,36 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong lượng dư dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch B. % khối lượng của Mg trong hỗn hợp A là
Cho sơ đồ phản ứng sau: NaOH → X1 → X2 → X3 → NaOH. Vậy X1, X2, X3 lần lượt là
Cho các phản ứng sau:
(1) BaCO3 + dung dịch H2SO4;
(2) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl2;
(3) dung dịch Na2CO3 + dung dịch CaCl2;
(4) dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ba(OH)2;
(5) dung dịch (NH4)2SO4 + dung dịch Ba(OH)2;
(6) dung dịch Na2S + dung dịch CuSO4.
Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là
Dung dịch NaOH phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol FeS2 và y mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được ddX (chỉ chứa hai muối sunfat) và V lít khí NO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A chỉ có một kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500 ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí hiđro (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là
Nung nóng Cu(NO3 )2 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y, dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Khử hoàn toàn X bằng hiđrô nung nóng được chất rắn M. Cho toàn bộ M vào Z thấy M tan một phần và thoát ra khí V1 lít NO2 duy nhất. Lấy phần không tan còn lại của M tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì thu được V2 lít khí NO2 duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tỉ lệ V1/V2 là:
Điện phân nóng chảy a gam muối halogenua của kim loại M, thu được 1,6 gam M ở Catot và 0,896 lít khí (đktc) ở Anot. Mặt khác dung dịch chứa a gam muối halogenua nói trên tác dụng với AgNO3 dư thu được 11,48 gam kết tủa . Công thức muối halogenua là