Skip to main content

Các khẳng định sau khẳng định nào chính xác?

Các khẳng định sau khẳng định nào chính xác?

Câu hỏi

Nhận biết

Các khẳng định sau khẳng định nào chính xác?


A.
Mọi biến đổi các chất đều thuộc lĩnh vực hóa học.
B.
Mỗi phân tử của mỗi chất sẽ có đầy đủ tính chất của nó
C.
Sự biến đổi vật lý và biến đổi hóa học khác nhau.
D.
Loại chất nào cũng do các phân tử cấu tạo nên.
Đáp án đúng: C

Lời giải của Luyện Tập 365

1.Mọi biến đổi các chất đều thuộc lĩnh vực hóa học

Không: Có nhều biến đối các chất thuộc lĩnh vực vật lý (thí dụ: nước đá biến đổi thành nước), và có cả những biến đổi vừa có đặc tính vật lý vừa có đặc tính hóa học (thí dụ: Sự thăng hoa của NH4Cl; khi đun nóng; khi đun nóng NH4Cl sẽ chuyển từ trạng thái rắn chuyển thành hơi (sự biến đổi vật lý), nhưng NH4Cl bị phân hủy:

NH4Cl → HCl + NH3

(sự biến đổi hóa học) tạo thành chất rắn (biến đổi vật lý)

2.Mỗi phân tử của mỗi chất sẽ có đầy đủ tính chất của nó

Không hoàn toàn như vậy. Có thể nói như thế về tính chất hóa học. Còn đa số các tính chất vật lý như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng cháy…được gây ra bằng một số lớn các phân tử.

3.Sự biến đổi vật lý và biến đổi hóa học khác nhau.

Sự biến đổi hóa học là sự chuyển hóa chất này thành chất khác, chuyển hóa các phân tử này thành phân tử khác. Trái lại, khi có sự biến đổi vật lý thì phân tử của các chất không thay đổi. thí dụ khí H2 cháy trong O2 ở 550oC tạo ra hơi nước là biến đổi hóa học (tạo phân tử chất mới); nhưng hơi nước ngưng tụ thành trạng thái lỏng là biến đổi vật lý.

4. Loại chất nào cũng do các phân tử cấu tạo nên.

Không hoàn toàn như vậy. Thường chỉ nói đến phân tử trong phạm vi chất khí, một số chất lỏng hay chất hòa tan. Đối với nhiều chất rắn ở dạng tinh thể thường không phải do các phân tử cấu tạo nên. Thí dụ: Trong tinh thể muối ăn natri clorua không ở dạng phân tử, nước ở trạng thái rắn gồm những phân tử liên hợp (H2O)5

Câu hỏi liên quan

  • Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, A

    Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không dùng thêm hóa chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và cho biết thứ tự nhận biết các dung dịch là

  • Cho m gam bột kim loại R có hóa trị không đổi vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO

    Cho m gam bột kim loại R có hóa trị không đổi vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (m + 27,2) gam hỗn hợp rắn A và dung dịch Y. A tác dụng với dung dịch HCl có khí hydro thoát ra. Hãy xác định kim loại R và số mol muối tạo thành trong dung dịch Y

  • Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X

    Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có):

    KClO3 → X1 + X                                           X4 + X5 → X1 + KClO + H2O

    X1 + H2O → X3 + X4 + X5                                X5 + H2\rightleftharpoons X6 + X7

  • Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt cá

    Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra? Hãy viết các phương trình phản ứng

  • Có 6 ống nghiệm bị mất nhãn được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi ống nghiệm đựn

    Có 6 ống nghiệm bị mất nhãn được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi ống nghiệm đựng một trong các dung dịch sau: BaCl2, H2SO4, Ca(OH)2, MgCl2, Na2CO3, KHSO4. Hãy xác định dung dịch có trong mỗi ống nghiệm, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Biết rằng khi tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau:

    - Dung dịch ở ống 2 cho kết tủa với các dung dịch ở ống 3 và 4

    - Dung dịch ở ống 6 cho kết tủa với các dung dịch ở ống 1 và 4

    - Dung dịch ở ống 4 cho khi bay lên khi tác dụng với các dung dịch ở ống 3 và 5

  • Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch KOH, thứ tự nhận biết các dung dịch v

    Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch KOH, thứ tự nhận biết các dung dịch và nêu phương pháp phân biệt các dung dịch sau: Na2CO3, MgSO4, CH3COOH, C2H5OH

  • Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

    Hãy xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có). Biết rằng:

    - A, B, C, D là các hợp chất hữu cơ; E, F, G, H là các hợp chất vô cơ

    - A tác dụng với dung dịch iot thấy xuất hiện màu xanh

    - E tác dụng với H tạo ra F; F không tác dụng được với H

    - G tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng

  • Hòa tan hoàn toàn 0,297 gam hỗn hợp Natri và một kim loại thuộc nhóm IIA

    Hòa tan hoàn toàn 0,297 gam hỗn hợp Natri và một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào nước. Ta được dung dịch X và 56ml khí Y (đktc). Xác định kim loại thuộc nhóm IIA và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp

  • Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C3H

    Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C3H6O, C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau:

    - Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2

    - Chỉ B và C tác dụng được với dung dịch NaOH

    - A tác dụng với B (trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C.

    Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

  • Tính a

    Tính a