Skip to main content

Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng. -    A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không  màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỷ khối hơi của F so với H2 bằng 22. -    C tác dụng với B cho dung dịch muối tan không màu và khí G không màu, mùi hắc, gây ngạt, nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch nước brom. -    D tác dụng với B thu được kết tủa trẳng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng. Trả lời câu hỏi dưới đây:Viết các phương trình hóa học xảy ra. Số phản ứng xảy ra là?

Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn

Câu hỏi

Nhận biết

Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng.

-    A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không  màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỷ khối hơi của F so với H2 bằng 22.

-    C tác dụng với B cho dung dịch muối tan không màu và khí G không màu, mùi hắc, gây ngạt, nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch nước brom.

-    D tác dụng với B thu được kết tủa trẳng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng.

Trả lời câu hỏi dưới đây:

Viết các phương trình hóa học xảy ra. Số phản ứng xảy ra là?


A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Đáp án đúng: C

Lời giải của Luyện Tập 365

PTHH:

Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Na2SO3 + 2NaHSO4 → 2Na2SO4 + SO2 + H2O

BaCl2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2HCl

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl

Câu hỏi liên quan

  • Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãn

    Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ, không có không khí), thu được dung dịch A. Cho Cu (dư) vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH (loãng, dư, không có không khí) vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra? Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn

  • Có một hỗn hợp M gồm MgCO3, FeCO3, MgO, FeO trong đó số mol m

    Có một hỗn hợp M gồm MgCO3, FeCO3, MgO, FeO trong đó số mol mỗi muối cacbonat bằng số mol oxit kim loại tương ứng. Đem hòa tan hết hỗn hợp M trong dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thì thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch FeSO4 có trong dung dịch X. Biết trong dung dịch X nồng độ phần trăm của dung dịch MgSO4 bằng 3,76%

  • Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X

    Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có):

    KClO3 → X1 + X                                           X4 + X5 → X1 + KClO + H2O

    X1 + H2O → X3 + X4 + X5                                X5 + H2\rightleftharpoons X6 + X7

  • Từ metan và các chất vô cơ cần thiết cần ít nhất bao nhiêu phản ứng để điều chế Pol

    Từ metan và các chất vô cơ cần thiết cần ít nhất bao nhiêu phản ứng để điều chế Poli Vinyl Clorua; Poli Etilen. Hãy viết các phương trình hóa học ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)

  • Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon A và B (MA < MB) có thể

    Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon A và B (MA < MB) có thể tích bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít X trong khí O2 thu được 1,5 lít khí CO2 và 1,5 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon A và B. Biết rằng thể tích của các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

  • Lấy một thanh sắt nặng 16,8 gam cho vào 2 lít dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,

    Lấy một thanh sắt nặng 16,8 gam cho vào 2 lít dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Thanh sắt có tan hết không? Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được sau phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể

  • Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

    Hãy xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có). Biết rằng:

    - A, B, C, D là các hợp chất hữu cơ; E, F, G, H là các hợp chất vô cơ

    - A tác dụng với dung dịch iot thấy xuất hiện màu xanh

    - E tác dụng với H tạo ra F; F không tác dụng được với H

    - G tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng

  • Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3M với V2

    Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A hòa tan vừa đủ 0,54 gam Al và các phản ứng xảy ra hoàn toàn

  • Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, A

    Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không dùng thêm hóa chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và cho biết thứ tự nhận biết các dung dịch là

  • Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch KOH, thứ tự nhận biết các dung dịch v

    Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch KOH, thứ tự nhận biết các dung dịch và nêu phương pháp phân biệt các dung dịch sau: Na2CO3, MgSO4, CH3COOH, C2H5OH