(5,0 điểm) :
2.1. Cho 50 gam dung dịch RX 35,55% (R là kim loại kiềm, X là halogen) vào 10g dung dịch AgNO3 , thấy xuất hiện kết tủa. Nước lọc thu được sau khi loại bỏ kết tủa có chứa RX với nồng độ phần trăm giảm 1,2 lần so với nồng độ phần trăm ban đầu.
a. Xác định R, X. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b. X2 là khí độc. Khi trong phòng thực hành có chứa 1 lượng khí X2 thoát ra trong quá trình thực hiện thí nghiệm, để tránh bị ngộ độc và hạn chế khí X2 thoát ra môi trường xung quanh, người ta thường dùng dung dịch NH3 đậm đặc để khử (loại bỏ) X2. Hãy trình bày cách loại bỏ X2 bằng dung dịch NH3 đậm đặc.
2.2. Hỗn hợp A gồm MCO3 và CuO, trong đó phần trăm số mol của CuO là 40%. Hòa tan hoàn toàn 20,6g A bằng dung dịch HCl (lượng HCl dư 8% so với lượng cần phản ứng). Phản ứng xong thu được dung dịch B và khí CO2. Cho lượng khí CO2 mới vừa thu được hấp thụ hết vào dung dịch có hòa tan 0,09 mol Ba(OH)2 , phản ứng kết thúc thu được 5,91g kết tủa.
a. Xác định tên của M
b. Cho kim loại Al đến dư vào dung dịch B, phản ứng hoàn toàn thấy có m gam Al phản ứng . Tính m.
2.1.
a.
, mRX bđ = 17,775g. Gọi số mol RX phản ứng là a mol
RX + AgNO3 + RNO3 + AgX
=> nRX sau = 17,775/(R + X) – a
Có %mRX sau = 29,625% => mdd sau = 60 – 3,38a.(R + X) (g) ( RX dư chứng tỏ AgNO3 hết)
Bảo toàn khối lượng : mAgX + mdd sau = mdd bđ + mdd AgNO3
=> a.(108 + X) + 60 – 3,38a(R + X) = 50 + 10
=> 108 + X = 3,38R + 3,38X
=> 108 = 3,38R + 2,38X => R < 31g
Vậy R = 7(Li) => X = 35,5 (Cl) thỏa mãn
b.
Cl2 bị loại bỏ bởi NH3 đặc bằng cách :
3Cl2 + 2NH3 -> N2 + 6HCl
HCl + NH3 -> NH4Cl
NH4Cl là muối nên an toàn , không gây nguy hiểm cho con người như Cl2
2.2.
a.
Khi CO2 phản ứng với Ba(OH)2 : nBaCO3 = 0,03 mol < nBa(OH)2
+) Nếu OH- dư :
Ba(OH)2 + CO2 -> BaCO3 + H2O
=> nCO2 = nBaCO3 = 0,03 mol chiếm 60% số mol A => nCuO = 0,02 mol
=> mA = 0,03.(A + 60) + 0,02.80 = 20,6 => M = 573,33g (Loại)
+) Nếu có hòa tan kết tủa :
BaCO3 + CO2 + H2O -> Ba(HCO3)2
=> nCO2 = nOH – nBaCO3 = 0,15 mol = nMCO3 => nCuO = 0,1 mol
=> mA = 0,15.(A + 60) + 0,1.80 = 20,6 => M = 24g (Mg)
b.
MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + CO2 + H2O
CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O
=> nHCl pứ = 0,5 mol => nHCl dư = 0,04 mol
Khi cho Al dư vào B thì :
Al + 1,5CuCl2 -> AlCl3 + 1,5Cu
Al + 3HCl -> AlCl3 + 1,5H2
=> nAl pứ = 2/3.nCuCl2 + 1/3.nHCl dư = 0,08 mol
=> mAl = 2,16g