(3,5 điểm)
1. Chất có công thức phân tử C6H6 có làm mất màu dung dịch brom không? Lấy công thức cấu tạo minh họa và viết phương trình hóa học ( nếu có).
2. Trình bày thí nghiệm và viết phương trình phản ứng tráng gương của dung dịch glucozơ. Trong phản ứng tráng gương, nếu hơ nóng mạnh ống nghiệm thì hiện tượng thí nghiệm có thể như thế nào?
3. Cho 3 ống nghiệm đựng riêng biệt 3 chất lỏng không màu gồm nước, rượu etylic, benzen. Chỉ dùng thêm H2O, hãy nhận biết các chất lỏng trên.
4. Độ rượu là gì? Tính số phân tử có trong 25,9 ml dung dịch rượu etylic 44,40 ( Coi thể tích dung dịch bằng tổng thể tích rượu etylic và nước; dC2H5OH = 0,8 g/ml ; dH2O = 1g/ml ).
1.
Chất có công thức phân tử C6H6 có thể làm mất màu nước Brom.
Ví dụ minh họa :
CH≡C – CH2 – CH2 - C≡CH + 4Br2 -> Br2HC – CBr2 – (CH2)2 – CBr2 – CHBr2
2.
- Cho vài giọt dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, cho tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào
(không được lắc mạnh), rồi đun nóng nhẹ trên đèn cồn (hoặc ngâm vào cốc nước nóng khoảng 2 phút).
- Có thể cho thêm 1 - 2 giọt NaOH vào hỗn hợp dung dịch AgNO3 /NH3 tạo môi trường kiềm phản ứng sẽ dể hơn.
- Hiện tượng: Có lớp Ag mỏng tạo ra trên thành ống nghiệm.
C6H12O6+Ag2O -> C6H12O7+ 2Ag.
3.
- Khi thêm nước vào 3 ống thì :
+ ống có hiện tượng phân tách 2 lớp là benzen ( vì benzen không tan trong nước)
- Khi thêm lượng nhỏ benzen vào 2 ống còn lại rồi khuấy đều
+ ống tạo 2 lớp phân tách là H2O
+ ống đồng nhất là ancol etylic (vì benzen tan trong ancol etylic)
4.
Độ rượu là số ml rượu Etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
VC2H5OH = 25,9.44,4/100 = 11,5 ml => mC2H5OH = 9,2g
=> nC2H5OH = 0,2 mol
=> Số phân tử C2H5OH = 1,205.1023