Skip to main content

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận

Câu hỏi

Nhận biết

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

a.Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với kỹ năng chính là phân tích tác phẩm trong sự đối sánh để thấy được những nét chung của 2 tác phẩm, đồng thời cũng nêu được vẻ đẹp độc đáo của từng tác phẩm

- Bố cục bài làm rõ ràng, chặt chẽ; văn viết trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.

b.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh nắm vững và biết phân tích 2 tác phẩm đã cho ở đề bài trong sự đối sánh để đáp ứng những nội dung cơ bản sau:

*Điểm chung ở 2 tác phẩm:

- Cả 2 tác phẩm đều là những sáng tác thuộc giai đoạn văn học cách mạng 1945-1975

-Nhân vật chính trong tác phẩm đều là những người lao động có cuộc sống bất hạnh, khổ đau nhưng ở họ đều có những vẻ đẹp trong tâm hồn: Cho dù có bị cuộc sống vùi dập, bị đẩy vào tình thế bi đát nhưng ở họ vẫn luôn có niềm tin vào cuộc đời, vẫn luôn hướng tới một tương lai tươi sáng.

*Nét riêng: -Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài:

+Miêu tả số phận: Tác phẩm là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của những người nông dân lao động miền núi dưới ách áp bức nặng nề của phong kiến, thực dân.

+Phát hiện, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Tác phẩm chính là bài ca về sức sống bất diệt, về khát vọng tự do hướng tới cuộc đời mới và cách mạng của những người lao động miền núi vùng Tây Bắc của tổ quốc.

-Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:

+Miêu tả số phận: Tác phẩm đã khắc họa một cách chân thực, cảm động về thân phận bi thảm, rẻ rúng của con người trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945-Trong nạn đói, con người có thể bị xem như một thứ hàng có thể nhặt được giữa đường…

+Phát hiện, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Dù phải đối mặt với cái chết đang cận kề, người lao động vẫn cưu mang, đùm bọc, che chở và giúp đỡ nhau để vượt qua hoàn cảnh khốn cùng, họ vẫn luôn khao khát một tổ ấm gia đình, hướng tới tương lai tươi sáng.

Qua phân tích những đặc sắc riêng ở từng tác phẩm, học sinh cần thấy vai trò và khả năng sáng tạo của nhà văn, đồng thời cũng cần thấy được khuynh hướng chung trong cảm nhận và miêu tả, khám phá đời sống của văn học cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu hỏi liên quan

  • Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nê n thành

    Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nê n thành tựu.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. (3,0 điểm)

  • Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.
Từ

    Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.

    Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn

    Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân