Skip to main content

Vẻ đẹp chân dung đoàn binh Tây Tiến qua đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo Dục, 2008).

Vẻ đẹp chân dung đoàn binh Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Câu hỏi

Nhận biết

Vẻ đẹp chân dung đoàn binh Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo Dục, 2008).


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

a.Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách phân tích một đoạn thơ (đặt trong cả bài thơ) nhằm làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu rõ bài thơ, học sinh tập trung phân tích đoạn thơ làm nổi bật những ý sau : 

- Vẻ đẹp trần trụi, khắc khổ của người chiến binh Tây Tiến (hình thể - màu da do cuộc sống thiếu thốn nơi chiến trường, lại phải chống chọi triền miên với bệnh sốt rét hay do uống phải nước suối độc). Tuy nhiên, ở họ vẫn toát lên một sức sống, một ý chí ngoan cường, mạnh mẽ “ dữ oai hùm” ( câu 1 và 2 ) 

- Vẻ đẹp người lính trong ý thức trách nhiệm đối với giang sơn, Tổ quốc ; vẻ đẹp lãng mạn, vương vấn cốt cách người trí thức, thư sinh Hà thành ( câu 3 và 4) - Vẻ đẹp của một ý chí tiến công mạnh mẽ, khát vọng giết giặc lập công mãnh liệt, chẳng tiếc đời xanh, dẫu rằng, đâu đây trong cuộc trường chinh, cái chết, nỗi đau mất mát vẫn hiển hiện qua từng nấm mồ nơi “ biên cương”, “ viễn xứ” ( câu 5 và 6) - Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến nhuốm màu tráng sĩ xưa“Da ngựa bọc thây”, xem cái chết“nhẹ tựa hồng mao”. Một cuộc ra đi thanh thản về cõi bất tử, vĩnh hằng. Đất Mẹ Việt Nam dang rộng cách tay ôm đứa con yêu sau khi làm tròn nghĩa vụ. Sông Mã dội lên khúc tráng ca tống tiễn trong niềm tiếc nuối khôn nguôi(câu 7 và 8).

* Nghệ thuật: - Khắc hoạ sống động hình tượng người lính Tây Tiến với bút pháp lãng mạn. - Thành công trong việc sử dụng nghệ thuật cường điệu, lối nói giảm, biện pháp nhân hoá, sử dụng từ Hán-Việt…

Câu hỏi liên quan

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). 

  • Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:
Một

    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:

    Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

    (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

  • Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc

    Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. 

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay. 

  • Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    " Khôn! Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non".

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.62)

    Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)