Skip to main content

Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Nêu khái quát về mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN.

Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Nêu khái quát về mối quan hệ giữa Việt

Câu hỏi

Nhận biết

Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Nêu khái quát về mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

* Sự ra đời:

- Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á còn gặp nhiều khó khăn nên có nhu cầu hợp tác với nhau cùng phát triển. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thể lực bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan ) với sự tham giai của 5 nước: In-đô-nê-xi-a; Malaixia; Xingapo và Philipin.

* Quá trình phát triển:

- Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn trong trạng thái khởi đầu, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

- Từ năm 1976 đến năm 1999, ASEAN có những bước tiến mới. Sự phát triển này, được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (In-đô-nê-xi-a) tháng 2/1976 với việc kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

+ Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước  Đông Nam Á và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các chuyến đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

Năm 1984, sau khi giành được độc lập Bru-nây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.

+ Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và"vấn đề Cam-pu-chia" được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức kết nạp thành viên mới.

+ Ngày 22/7/1992 Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7/1997 Lào và Mianma gia nhập ASEAN và tháng 4/1999 Cam-pu-chia được kết nạp tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ASEAN đã phát triển thành 10 thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạn hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

* Mối quan hệ Việt Nam và ASEAN:

Quan hệ Việt Nam và ASEAN được chia thành các thời kì sau:- Thời kì 1967 - 1975: Đây là thời kì quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN có nhiều vấn đề phức tạp.

- Thời kì 1975 - 1989: Từ năm 1975 đến năm 1979, Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực đặc biệt năm 1976, Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm, Việt Nam khẳng định muốn mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á. Đến cuối năm 1978, quan hệ Việt Nam với các nước  ASEAN  được thiết lập và phát triển qua việc kí các hiệp định kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật, hàng không và hàng hải. Từ năm 1979 đến năm 1989, quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương hết sức căng thẳng do vấn để Cam-pu-chia.

- Thời kì 1989 - 1997: Sau khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết theo phương pháp hòa bình, các nước ASEAN đã phát triển quan hệ song phương với Việt Nam. Ngày 22/7/1992, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.

Câu hỏi liên quan

  • Trình bày sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ

    Trình bày sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  • Vì sao Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
quyết định chọn Tây

    Vì sao Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

    quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? Trình

    bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên (3 – 1975).

  • Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn

    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn nào?

  • Nêu hoàn cảnh khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam. Trước

    Nêu hoàn cảnh khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở

    Việt Nam. Trước hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh có những chủ trương, biện pháp gì để khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc?

  • Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của
thế kỉ XX chứng

    Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của

    thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ

    nghĩa? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các

    quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi?

  • Trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương

    Trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).

  • Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tổ
chức trên có

    Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tổ

    chức trên có vai trò như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam nổ ra trong hoàn cảnh nào? Trình

    Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam nổ ra trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của phong trào đó.

  • Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 – 1945) và hệ quả của những quyết

    Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 – 1945) và hệ quả của những quyết định đó.

  • Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử cách mạng

    Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong

    lịch sử cách mạng Việt Nam.