Skip to main content

Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:                 “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:                 - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?” (2,0 điểm)

Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật

Câu hỏi

Nhận biết

Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:

                “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

                - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”

(2,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

- Khái niệm: (0,75 điểm)

Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức; tình cảm, về hành động,...

- Các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao:

Nhân vật giao tiếp: (0,5 điểm)

+ Chàng trai (anh).

+  Cô gái (nàng).

Thời điểm giao tiếp: (0,25 điểm)

 Đêm trăng sáng, yên tĩnh

Nội dung giao tiếp: (0,5 điểm)

+ Nghĩa tuờng minh: Chàng trai hỏi cô gái “tre non đủ lá”(đủ già) rồi thì có dùng để đan sàng được không?

+ Nghĩa hàm ẩn: Cũng như tre, chàng trai và cô gái đã đến tuổi trưởng thành, lại có tình cảm với nhau liệu nên tính chuyện kết duyên chăng?

Câu hỏi liên quan

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm) 

  • Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
               

    Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao

                               “Mình về mình có nhớ ta,

                         Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm) 

  • Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

    Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0

    Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi

    Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :

    “Một cây làm chẳng lên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

    Viết một bài văn ngắn để bày tỏ cách hiểu của mình về câu tục ngữ đó như thế nào? (3,0 điểm)