Skip to main content

 “ Tấm Cám “ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích tích thần kỳ . Anh (chị ) hãy :  a . Chọn một chi tiết thần kì và chỉ ra ý nghĩa của nó .  b . Nêu ý nghĩa văn bản .  ( 2.0 điểm )

“ Tấm Cám “ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích tích thần kỳ . Anh (chị )

Câu hỏi

Nhận biết

 “ Tấm Cám “ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích tích thần kỳ . Anh (chị ) hãy :

 a . Chọn một chi tiết thần kì và chỉ ra ý nghĩa của nó .

 b . Nêu ý nghĩa văn bản . 

( 2.0 điểm )


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Câu 1 : ( 2.0 điểm )

a. * Chi tiết thần kì: Những lần hóa thân của Tấm

- Chim vàng anh

- Cây xoan đào

-  Khung cửi

-  Quả thị

     * Ý nghĩa của chi tiết đó:

 - Trước kia để có được hạnh phúc, cô Tấm – ngây thơ, trong trắng, yếu đuối được các lực lượng siêu nhiên ( Bụt) giúp đỡ nhưng khi có được hạnh phúc và bị cướp mất hạnh phúc, cô Tấm phải tự mình đấu tranh giành lại sự sống, thể hiện tính tích cực chủ động của nhân vật

 - Những lần hóa thân đó, thể hiện sức sống mãnh liệt, sự bền bỉ đấu tranh để giành giữ hạnh phúc, không một trở lực, một sức mạnh nào ngăn trở được

 - Những lần hóa thân của Tấm thể hiện niềm tin của người lao động xưa với quan niệm ở hiền gặp lành và sau mỗi lần hóa thân đó côTấm lại càng xinh đẹp hơn xưa, qua đấutranh con người trở nên hoàn thiện hơn

 - Hình ảnh quả thị, lần hóa thân cuối cùng, một motip quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam mang tính thẩm mĩ cao.Tấm trở lại làm một người bình dị như xưa. Tấm trở lại với chính mình và làm lại cuộc đời để có được hạnh phúc.

b. Ý nghĩa của văn bản:

Thể hiện ước mơ công bằng đạo lý, “ ở hiền thì gặp lành” và tinh thần lạc quan niềm tin vào chân lý của nhân dân lao động.

Câu hỏi liên quan

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

    Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0

    Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)