PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3,0 điểm)
Sự hoá thân của Tấm thể hiện điều gì?
Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)
Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0 điểm)
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu li
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »
(Nguyễn Du)
Qua bài thơ « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):
Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm)
Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm)
Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)
(5,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Không biết hơn ba trăm năm sau
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)
(“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)
( 3,0 điểm)
Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)
Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát
lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất
của lịch sử Việt Nam.
Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)