PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3,0 điểm)
Bài thơ “Tỏ lòng” gợi cho em cảm nhận điều gì?
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
(“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm)
Anh, chị hãy giới thiệu sơ lược tác phẩm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi và xuất xứ bài thơ “Cảnh ngày hè”. (2,0 điểm)
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”
(2,0 điểm)
Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
“Mình về mình có nhớ ta,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm)
Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)
Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0 điểm)
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)
Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:
“Mình về có nhớ ta chăng
Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm)
Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
"…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"
Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm)