Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, độc đáo; có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Chữ người tử tù (in trong tập Vang bóng một thời) là truyện ngắn xuất sắc, kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước năm 1945.
2. Phân tích tình huống truyện (4,0 điểm)
- Nội dung tình huống:
Đó là cuộc gặp gỡđầy trớ trêu, éo le giữa người tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù. Xét về phương diện xã hội, họở thếđối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường; một bên là quản ngục nắm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về phương diện nghệ thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu.
- Diễn biến tình huống:
+ Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục (Huấn Cao: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”).
+ Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sở thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và đồng ý “cho chữ” (Huấn Cao:“Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”).
+ Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù, lúc đêm khuya); vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù).
- Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống:
+ Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật; làm toả sáng vẻđẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương.
+ Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Chữ người tử tù thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Tình huống truyện trên đây góp phần thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.