Phân tích Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố trong đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố
-Hành trình xuôi dòng của dòng sông được xem là hành trình tìm lại tình nhân của một con gái trong câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.
-Trong hành trình chảy xuôi về đồng bằng, nhà văn đã nhận ra sự thay đổi về tính cách của sông Hương. Bởi lẽ trước khi trở thành người tình thủy chung của cố đô, dòng sông đã trải qua một hành trình đầy gian truân và nhiều thử thách.
-Giữa “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”, sông Hương là cô gái đẹp ngủ mơ màng, nhưng ngay sau khi ra khỏi vùng rừng núi, tựa như nàng tiên được đánh thức từ giấc ngủ đại ngàn, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ của phố phường và niềm khát khao của tuổi thanh xuân.
-Về thành phố, dường như là lúc sông Hương tìm lại được chính mình. Sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Nằm ngay giữa lòng thành phố, sông Hương có vị trí như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét...
Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa trong đoạn văn đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi sự phối cảnh kì thú giữa dòng sông hương với thiên nhiên xứ Huế.
Nhà văn sử dụng nhiều điểm nhìn của các loại hình nghệ thuật khác nhau : miêu tả sông Hương. Dưới con mắt của hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô. Qua cảm nhận của âm nhạc, sông Hương “đẹp như điệu slow”, chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
-Đoạn sông Hương rời thành phố là một đoạn tuyệt bút của nhà văn - Xuống đồng bằng, nhà văn nhận ra sông Hương có sự thay đổi về tính cách. Sức mạnh bản năng ở người con gái nơi thượng nguồn đã được chế ngự để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành một người mẹ phù sa chốn đồng bằng.