PHẦN RIÊNG:
Theo chương trình Nâng cao (6.0 điểm)
Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh Ông Huấn Cao cho chữ trong trại giam (trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả lại cho đó là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ?
Cần đảm bảo các ý chính sau:
1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân - một nhà văn tài hoa, uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
- "Chữ người tử tù" - truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8.
2/ Phân tích cảnh cho chữ:
a/ Một "Cảnh tượng xưa nay chưa từng có":
- Xưa nay việc cho chữ là một việc cao quý, nó thường diễn ra nơi thư phòng, những nơi cảnh đẹp, Huấn Cao cho chữ trong phòng giam tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu.
- Người nghệ sĩ sáng tạo giữa lúc cổ đeo gông chân vướng xiềng và là kẻ phản nghịch sắp phải rơi đầu. Người xin chữ là người coi ngục, công cụ của xã hội.
- Người tù ở tư thế bề trên, uy nghi còn quản ngục, thơ lại là những người có quyền lực lại kính cẩn người tù.
- Có sự đổi ngôi giữa người tù và quản ngục: Người tù ra lệnh còn quản ngục, thơ lại là những người thực thi nhiệm vụ.
b/ Giá trị nghệ thuật và tư tưởng:
- Khắc họa và tô đậm vẻ đẹp của các nhân vật Huấn Cao và quản ngục:
+ Huấn Cao: tài năng, thiên lương cao quý, khí phách và bản lĩnh hơn người.
+ Quản ngục: trọng người tài, biết yêu cái Đẹp.
- Khẳng định cái Đẹp có thể nảy sinh và hiện hữu ngay ở nơi đất chết.
- Khẳng định, trân trọng, ngợi ca cái Đẹp:
+ Cái Đẹp có sức mạnh cảm hóa con người.
+ Cái Đẹp là cái bất tử.
3. Đánh giá:
- Tài năng và vẻ đẹp tư tưởng của Nguyễn Tuân qua đoạn trích.