PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015
Câu 2: (5,0 điểm)
Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.
Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?
Câu 2: (5,0 điểm)
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”.
- Dẫn dắt hai ý kiến.
II. THÂN BÀI:
1. KHÁI QUÁT:
- Giải thích 2 ý kiến
- Khẳng định hai ý kiến đều đúng, tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại góp phần khái quát toàn bộ nội dung đoạn thơ.
2. CỤ THỂ:
a. Ý KIẾN 1: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”.
- Đoạn thơ xuất hiện hàng loạt các từ chỉ địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông…Những cái tên ấy bản thân nó đã tạo cảm giác xa xôi, lạ lùng của mảnh đấy miền Tây. Đó cũng là tên các địa phương trong địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Với các từ chỉ địa danh này, nhà thơ vừa gợi những vẻ đẹp xa xôi, hẻo lánh, hoang dã, vừa thấp thoáng vẻ thơ mộng, huyền ảo, êm đềm của miền Tây.
- Các từ láy: “khúc khuỷu”. “thăm thẳm”… giàu giá trị tạo hình là sự diễn tả đắc địa sự hiểm trở, hùng vĩ, trùng điệp, gập ghềnh và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây, đồng thời làm nổi bật cuộc chuyển quân đầy vất vả của đoàn quân Tây Tiến.
- Điệp ngữ "ngàn thước" là một ước lệ nghệ thuật có tính định lượng, khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh, kì thú của núi rừng miền Tây. Yếu tố tương đồng của điệp ngữ "ngàn thước" và tính chất tương phản của các động từ "lên - xuống"trong hai vế câu đã tạo ra cảm giác về một nét gập đột ngột, dữ dội cho câu thơ, cũng là cách để nhà thơ gợi tả thật tài hoa độ của của dốc, độ sâu của vực: bên này đường lên núi dựng đứng, vút cao; bên kia vực đổ xuống hun hút, hiểm trở.
- Hình ảnh: “súng ngửi trời” được dùng rất táo bạo và cũng rất hồn nhiên, tinh nghịch. Nhà thơ không dùng chữ “cao” mà vẫn diễn tả được độ cao của núi. Núi cao chạm mây, người đi trên núi đi như trong mây, cảm giác như mũi súng chạm đến đỉnh trời. -> Kết hợp tả thực và liên tưởng giàu giá trị tạo hình để tạo nên chất thơ trong sự cảm nhận và biểu hiện.
- Khung cảnh rừng thiêng nước độc:
+ Thời gian “chiều chiều”, “đêm đêm” gợi cho ta cảm giác về sự ghê rợn, sự đe dọa đối với con người bởi đó là thời khắc dự hoang dã, âm u, bí hiểm của miền Tây hiện lên rõ nhất,
+ Từ ngữ: “hịch”, “cọp” tạo âm điệu đặc biệt cho câu thơ. Hai dấu nặng xoáy xuống tạo cảm giác rờn rợn như bước chân đầy mùi tử khí của chúa sơn lâm.
ð Thiên nhiên miền Tây hiện ra với sự hoang dã, bí hiểm với những nguy hiểm rình rập, đe dọa cuộc sống con người, là hình ảnh của chốn thâm sơn cùng cốc, rừng thiêng nước độc tưởng chừng như muốn nuốt chửng, đè bẹp tất cả những ai muốn đối đầu với nó.
ð Thông qua những nét vẽ thật tài hoa, vừa chân thực, vừa thấm đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh của thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở nhưng vô cùng hùng vĩ, thơ mộng và xiết bao kì thú.
b. Ý KIẾN 2: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
->Nói về sự hi sinh, những mất mát lớn lao mà người lính phải gánh chịu nhưng nhẹ nhàng, không bi lụy, coi cái chết như giấc ngủ, nhẹ tựa lông hồng. Sự hi sinh được nói đến một cách thiêng liêng, người lính ngã xuống nhưng vẫn trong tư thế tiếp tục cuộc hành trình.
- Khép lại đoạn thơ là hai câu thơ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Từ “ôi” diễn tả cảm xúc dâng trào bật lên thành lời. “Thơm” ở đây là hương thơm của gạo, của lúa nếp ngày mùa. Tất cả gợi lên không khí âm áp, sum họp, hòa trong vẻ đẹp của tình người đằm thắm, ân tình, thiết tha.
III. KẾT BÀI:
14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã tái hiện sinh động và gợi cảm về vùng đất miền Tây hiểm trở, khắc nghịêt mà thơ mộng, kì thú gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến. Qua những kỉ niệm hiện lên trong nỗi nhớ da diết về quá khứ, Quang Dũng đã thể hiện chân thức bức chân dung của những người lính Tây Tiến kiêu dũng và hào hoa, góp phần làm đậm thêm cảm hứng chủ đạo cho bài thơ.