Skip to main content

PHẦN II: LÀM VĂN:   Câu III (10,0 điểm) Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” (SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục) của nhà thơ Quang Dũng.

PHẦN II: LÀM VĂN:  
Câu III (10,0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính

Câu hỏi

Nhận biết

PHẦN II: LÀM VĂN:  

Câu III (10,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” (SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục) của nhà thơ Quang Dũng.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Bài văn nghị luận văn học đòi hỏi người viết bên cạnh kỹ năng viết văn nghị luận văn học là khả năng cảm thụ và lập luận. Thí sinh cần có các ý cơ bản sau đây:

1/  Giới thiệu chung: (1,0 điểm)

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,... nhưng  thành công hơn cả là trong lĩnh vực thơ ca.

- "Tây Tiến" là bài thơ xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp.  Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa. 

2/ Phân tích vẻ đẹp người lính Tây Tiến: (7,0 điểm)

a/ Vẻ đẹp hào hùng: (3,0 điểm)

* Được khắc họa tập trung  trong tương quan với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ.

*  Những biểu hiện cụ thể:

- Những người lính có lí tưởng yêu nước cao cả. Câu thơ   “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”  đã kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng yêu nước của những chàng trai thanh niên Hà Nội. Họ là những chàng trai thời loạn tự nguyện xếp bút nghiên ra chiến trường, sẵn sàng dấn thân, xả thân cho đất nước với lí tưởng cao cả “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

- Những người lính có ý chí , nghị lực, đối mặt vượt lên mọi khó khăn thử thách. Biết bao khó khăn chồng chất: sự hiểm trở cả địa hình (“Dốc lên khúc khuỷu”, “heo hút cồn mây”…), sự oai linh của rừng thiêng nước độc (“Chiều chiều oai linh thác gầm thét”), sự rình mò của thú dữ (“đêm đêm…cọp trêu người”…)…, sự dãi dầu của thân xác trong một thời gian dằng dặc (“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”…), sự hoành hành của bệnh tật nơi “Lam Sơn chướng khí” (“không mọc tóc”, “xanh màu lá”…)…Vậy mà những  người lính ấy không hề nản chí, chùn bước.

- Người lính đối mặt với cái chết – thử thách nghiệt ngã nhất mà không hề bi lụy. 

=>  Người lính Tây Tiến qua hồi tưởng của nhà thơ dù phải đốii diện với những khó khăn mất mát nhưng vẫn hiện ra kì vĩ, oai phong, kiêu hùng và cũng thật hào hùng.

b/ Vẻ đẹp hào hoa: (3,0 điểm)

*  Để khám phá và thể hiện chân thực vẻ đẹp hào hoa của người lính, nhà thơ đã đặt hình tượng này trong tương quan với khung cảnh nên thơ, thi vị, huyền ảo, duyên dáng của thiên nhiên miền Tây.

* Những biểu hiện cụ thể:

-  Cảm nhận tài hoa, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây:

+ Họ ngỡ ngàng nhận ra “hoa về trong đêm hơi” ở Mường Lát.

+ Họ sảng khoái khi ngắm “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

+ Họ thực sự thấy ấm áp khi cảm nhận hương vị cơm lên khói, hương “thơm nếp xôi”  ở Mai Châu.

+ Chỉ những người lính Tây Tiến mới nhìn những bó đuốc cháy sáng trong đêm hội liên hoan ở một vùng đất tưởng như bị lãng quên hoang vu thành “đuốc hoa”, mới thấy “hoa đong đưa” như làm duyên cùng dòng nước lũ.

+ Chất hào hoa đã gửi vào cái nhìn cảnh vật tạo nên những câu thơ đầy ám ảnh:

                                  “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

                                   Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”

Câu thơ chất thi sĩ trong sâu thẳm tâm hồn người lính Tây tiến, trong khoảnh khắc giao cảm bất ngờ với hồn tạo vật.

- Những câu thơ viết về nỗi nhớ làm cho tâm hồn người lính thăng hoa   “Đêm mơ Hà Nôi dáng kiều thơm” vô cùng lãng mạn, bay bổng.. Chính nỗi nhớ, ước mơ hướng về một góc phố, một ngõ nhỏ, về những dáng kiều thơm ấy đã tiếp sức, nâng bước cho người lính trẻ Hà Nội thêm vững vàng, quyết tâm chiến đấu, xả thân vì tổ quốc.

c/ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả hình tượng: (2,0 điểm)

-   Quang Dũng đã chọn cách thể hiện vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một cách độc đáo”

+ Sự hòa trộn giữa hiện thực và trữ tình, bi và tráng…

+ Bút pháp tương phản…

+ Ngôn từ thơ giàu chất họa và chất nhạc…

3/ Đánh giá: (1,0 điểm)

Bài thơ giúp ta thêm hiểu, trân trọng, tự hào về những người lính trí thức, trân trọng sự sáng tạo đầy bản sắc và bản lĩnh của Quang Dũng. 

Lưu ý: Khuyến khích các bài văn có chất văn, có diễn đạt mạch lạc, trôi chảy… Trừ điểm những bài viết cẩu thả, nhiêu lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt…

Câu hỏi liên quan

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

     Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)

    Về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, có nhiều nhận xét trái chiều về sự tính toán khôn ngoan, cách sống thực dụng, hoặc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật...

    Trình bày ý kiến riêng của anh/chị.

     

  • ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)
Cho văn bản sau:
         

    ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)

    Cho văn bản sau:

              “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

                                                    (Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1/ Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)   

    2/ Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)

    3/ Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên?  (1,0 điểm)

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù túng dưới ách thực dân. Thế loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ tình và các thể loại văn xuôi trữ tình."

    (Dựa theo Ngữ văn lớp 11 tập 2, tr.l 13, Nxb Giáo dục)

    1. Chỉ ra nội dung cơ bản của đoạn trích?

    2. Nội dung cơ bản trên đã được cụ thể hóa bằng những ý nào?

    3. Anh/ chị hiếu thế nào về "thái độ bất hòa và bất lực trưởc môỉ trường xã hội” của các tác giả sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa?

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Hãy viết bài

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 2: ( 3,0 điểm):

    Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Trong rừng

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 

    Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”

    (Trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành)

    a) Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho đoạn văn. (1,0 điểm)

    b) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của chúng (1,0 điểm)