Phần chung
Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
(7,0 điểm)
v Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết bài văn đúng thể loại nghị luận văn học, biết vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp.
- Viết bài văn có bố cục 3 phần.
- Lập luận chặt chẽ.
v Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. MỞ BÀI: (1,0 điểm)
- Giới thiệu đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam: sáng tạo ra lối truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản - truyện tâm tình.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"
2. THÂN BÀI
a. HOÀN CẢNH NẢY SINH TÂM TRẠNG ĐỢI TÀU (1,0 điểm)
- Vì cuộc sống ở phố huyện quá buồn tẻ, nghèo khổ, tăm tối.
+ Khung cảnh thiên nhiên: êm ả nhưng tàn lụi.
+ con người: nghèo khổ, nhịp sống mỏi mòn.
- Chị em Liên từng sống ở một nơi sung túc và tươi sáng hơn, kí ức về quãng thời gian đó tuy nhạt nhòa, mơ hồ nhưng vẫn còn đọng lại trong tâm hồn Liên. Hơn nữa Liên lại là cô bé rất nhạy cảm nên cô cảm thấy buồn thương, ngao ngán.
- Tâm trạng buồn dẫn đến khát vọng muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại, phải tìm đến một cái gì đó để ước mơ -> Thức đợi để ngắm nhìn đoàn tàu chạy qua phố huyện.
-> Đoàn tàu là một nhu cầu bức thiết về tinh thần của chị em Liên. Trong cả một ngày dài, đây chính là giây phút bừng sáng và hạnh phúc của hai đứa trẻ.
b. DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG ĐỢI TÀU (2,0 điểm)
- Khi tàu chưa đến: Hồi hộp, mong ngóng.Thể hiện qua các chi tiết :
+ Tuy buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn gắng thức để đợi tàu.
+ Dọn hàng xong, hai đứa ngồi trên chiếc chõng tre trước gian hàng để ngắm cảnh phố huyện và chờ đợi.
+ Trong lúc đợi tàu tâm hồn Liên có những cảm giác mơ hồ không hiểu, đó chính là sự xốn xang, hồi hộp của con người khi đang mong đợi một cái gì đó hệ trọng.
- Khi tàu đến: Phấn chấn, tâm hồn như bị cuốn hút ngay vào đoàn tàu. Biểu hiện:
+ Tiếng gọi em vội vàng, giục giã,
+ Hành động dắt tay em đứng dậy, nghển cổ nhìn vào trong các toa tàu,
+ Quan sát kĩ lưỡng, tỉ mỉ mọi chi tiết của đoàn tàu từ dấu hiệu đầu tiên đến dấu hiệu cuối cùng.
- Khi tàu đi qua:
+ Luyến tiếc (Liên nhìn theo mãi, lắng nghe mãi, lặng theo mơ tưởng).
+ Vừa vui vừa buồn. Vui vì như được sống trong một thế giới khác đày ắp ánh sáng và náo nhiệt trong giây lát, vì sống lại kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Buồn vì càng nhận thức rõ hơn cuộc sống tăm tối nghèo khổ của phố huyện và sự sống mời nhạt, vô nghĩa của chính mình "như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất cát"
-> Trạng thái tâm lí phức tạp này đã thể hiện được sự thức tỉnh của ý thức cá nhân.
c. HÌNH ẢNH ĐOÀN TÀU(1,0 điểm)
- Miêu tả tỉ mỉ theo trình tự thời gian, tập trung vào hai chi tiết âm thanh huyên náo, ánh sáng rực rỡ.
- Tương phản với khung cảnh phố huyện
-> Ý nghĩa: thế giới hoài niệm của tuổi thơ và còn là biểu tượng cho một thé giới khác đẹp đẽ hơn phố huyện.
d. Ý NGHĨA CỦA TÂM TRẠNG ĐỢI TÀU (1,0 điểm)
Ước mơ đổi đời, thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, tối tăm thực tại
2.KẾT BÀI (1,0 điểm)
+Tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam
+ Tư tưởng nhân đạo của tác giả: Thương xót những kiếp người nghèo khổ đến ước mơ cũng nhỏ nhoi,tội nghiệp; trân trọng ước mơ, khao khát đổi đời của họ.