Skip to main content

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường. Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.   Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 106) Phân tích đoạn thơ trên để thấy được chất suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên.

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi

Câu hỏi

Nhận biết

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

 

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 106)

Phân tích đoạn thơ trên để thấy được chất suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

 

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm

- Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam, có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng, triết lí và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.

- Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và phù sa) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên, là khúc hát về lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân, đất nước.

2. Phân tích đoạn thơ

a. Về nội dung: cảm xúc trữ tình và những suy tưởng triết lí (2,0 điểm)

- Càng suy tưởng càng tự hào, trân trọng thành quả cách mạng và phẩm chất anh hùng của nhân dân trong kháng chiến; nhận thức rõ đó cũng là sức mạnh của hiện tại, là ánh sáng soi đường hướng tới tương lai.

- Suy tưởng triết lí gắn với cảm xúc nồng nhiệt trong khúc ca thôi thúc lên đường, hướng tới Tây Bắc, hướng về nhân dân và nguồn cội thiêng liêng.

- Niềm hạnh phúc lớn lao hoà vào những suy tư sâu lắng: trở về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với niềm vui từng khát khao mong chờ, về với ngọn nguồn thiết yếu, tin cậy của sự sống, trong sự nuôi dưỡng, che chở, cưu mang.

b. Về nghệ thuật: ngôn từ, hình ảnh phong phú, gợi cảm, đẫm chất suy tư (2,0 điểm)

- Có sự kết hợp giữa cảm xúc với suy tưởng, nâng xúc cảm, tình cảm lên thành những khái quát triết lí khiến cho hình ảnh, ngôn ngữ thơ phong phú, gợi cảm, giàu chất trí tuệ.

- Ngôn ngữ thơ linh hoạt, giàu giá trị tư tưởng – thẩm mĩ và mang tính biểu cảm cao (sử dụng đại từ xưng hô thân tình; dùng câu cảm thán tạo giọng điệu vừa thiết tha, say đắm vừa thành kính, thiêng liêng); phép điệp từ, điệp ngữ có tính nghệ thuật.

- Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng, được sáng tạo bằng nhiều thủ pháp: tả thực, ẩn dụ tượng trưng, đặc biệt là lối so sánh xâu chuỗi, trùng điệp, ...

3. Đánh giá chung

- Đoạn thơ đã khơi dậy những tình cảm sâu nặng với nhân dân, đất nước của một hồn thơ sắc sảo tài hoa, kết hợp hài hoà giữa lí trí và cảm xúc.

- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên.

 

Câu hỏi liên quan

  • Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:
Một

    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:

    Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

    (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

  • Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    " Khôn! Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non".

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.62)

    Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay. 

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.