Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa, Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B qui định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Gen D qui định quả to trội hoàn toàn so với alen d qui định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết kiểu gen của cây khác là:
P : A-B-dd tự thụ
F1: 2 loại KH: trong đó hoa đỏ quả nhỏ = 9/16
Do dd tự thụ chỉ cho KH quả nhỏ dd nên KH còn lại là hoa trắng, quả nhỏ
=> Xét tính trạng màu hoa, F1: 9 đỏ : 7 trắng
Mà tính trạng màu hoa do 2 gen tương tác bổ sung qui định, tỉ lệ 9:7 là một tỉ lệ rất quen thuộc
=> P : AaBb
=> Vậy kiểu gen P là AaBbdd
P : AaBbdd x cây khác
4 loại KH, chỉ có thể là : hoa đỏ-quả to ; hoa đỏ-quả nhỏ ; hoa trắng-quả to ; hoa trắng-quả nhỏ
Ta có F1: hoa đỏ quả to: A-B-D- = 1/4
Xét tính trạng dạng quả: P dd x cây khác
F1 xuất hiện cả 2 tính trạng quả to D- và quả nhỏ dd
=> Cây khác có KG : Dd
=> F1 : D- = ½
Xét tính trạng màu hoa: P: AaBb x cây khác
F1: A-B- =
Nếu F1, tỉ lệ A-= 1/2 <=> B- = 1
A-= 1/2 thì phép lai sẽ là Aa (P) x aa
B-= 1 thì phép lai sẽ là Bb(P) x BB
=> KG cây khác là aaBB
Nếu F1, tỉ lệ A-= 1 ; B-= 1/2 thì tương tự như trên, KG cây khác là AAbb
Vậy cây khác có KG aaBBDd hoặc AAbbDd