Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
A: hạt nảy mầm trên đất nhiễm mặn.
a: hạt không nảy mầm trên đất nhiễm mặn.
+ Số hạt không nảy mầm có kiểu gen đồng hợp lặn aa có số lượng:
10000 – 6400 = 3600 = 36% = 0,36
+ Gọi p(A): Tần số tương đối của alen A.
q(a): Tần số tương đối alen a. p(A) + q(a) = 1
q2 (aa) = 0,36 = (0,62) => q(a) = 0,6.
Suy ra p(A) = 1 – q(a) = 1 – 0,6 = 0,4.
+ Cấu trúc di truyền của quần thể là:
♀ (0,4A : 0,6a) × ♂ (0,4A : 0,6a) = 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
+ Suy ra tính trong số hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen AA = = = 25%
=> Chọn đáp án C