Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\) trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:
- Xét:\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) , f =20%
F1 : \(\frac{{ab}}{{ab}}\) = 0,4 x 0,4 = 0,16
→A-B- = 0,66
-Xét : \(\frac{{DE}}{{de}} \times \frac{{DE}}{{de}}\) , f = 40%
F1 : \(\frac{{de}}{{de}}\) = 0,3 x 0,3 = 0,09
→ D-E- = 0,59
Vậy F1 : A-B-D-E- = 0,66 x 0,59 = 0,3894