Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một lôcut gồm ba alen: A1 (cánh đen) > A2 ( cánh xám) > A3 (cánh trắng). Trong một đợt kiểm tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta thu được tần số các alen như sau: A1 = 0,5, A2 = 0,4, A3 = 0,1.
Nếu quần thể bướm này tiếp tục giao phối ngẫu nhiên, tần số các cá thể bướm có kiểu hình cánh đen, cánh xám và cánh trắng ở thế hệ sau sẽ là:
Đáp án C. Ta có pA1 = 0,5, qA2 = 0,4, rA3 = 0,1
Sau 1 thế hệ ngẫu phối ta có quần thể đi vào trạng thái cân bằng: (p + q + r)2 = 1
P2A1A1 + 2 pq A1A2 + q2 A2A2 + 2qr A2A3 + r2 A3A3 + 2prA1A3 = 1
0,25 A1A1 + 0,4 A1A2 + 0,16 A2A2 + 0,08 A2A3 + 0,01 A3A3 + 0,1 A1A3 = 1
Vậy tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau lần lượt là:
Cánh đen: 0,25 + 0,4 + 0,1 = 0,75; cánh xám: 0,16 + 0,08 = 0,24; Cánh trắng: 0.1.