Skip to main content

Một gen có chiều dài 2550Ǻ, hiệu số giữa T với loại nuclêôtit khác không bổ sung bằng 30% số nuclêôtit của gen; mARN được tổng hợp từ gen đó có U = 60%  số nuclêôtit. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có G = 14% số nuclêôtit của mạch và A = 450 nuclêôtit. Tính: Số lượng từng loại Nu của gen. Số lượng từng loại Nu của từng mạch đơn của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit trên phân tử mARN do gen trên tổng hợp.

Một gen có chiều dài 2550Ǻ, hiệu số giữa T với loại nuclêôtit khác không bổ sung bằng 30%

Câu hỏi

Nhận biết

Một gen có chiều dài 2550Ǻ, hiệu số giữa T với loại nuclêôtit khác không bổ sung bằng 30% số nuclêôtit của gen; mARN được tổng hợp từ gen đó có U = 60%  số nuclêôtit. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có G = 14% số nuclêôtit của mạch và A = 450 nuclêôtit. Tính:

Số lượng từng loại Nu của gen. Số lượng từng loại Nu của từng mạch đơn của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit trên phân tử mARN do gen trên tổng hợp.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.Số lượng từng loại Nu của gen.

. N = 2L/3,4 = (2550 x 2)/3,4 = 1500 (Nu)

Theo đề, ta có: %T - %X = 30% (1)

Mà: %T + % X = 50% (2). Từ (1) và (2): à %A = % T = 40%; %G = %X = 10%

Vậy số Nu từng loại của gen: A = T = 40% x 1500 = 600 (Nu)

G = X = 10% x 1500 = 150 (Nu)

2. Số lượng từng loại Nu của từng mạch đơn của gen.

. Theo đề: G1 = X2 = 14% x 1500/2 = 105 (Nu)

                    A1 = T2 = 450 (Nu).

Vậy số Nu từng loại của từng mạch đơn của gen:

A1 = T2 = 450 (Nu)

T1 = A2 = A – A1 = 150 (Nu)

G1 = X2 = 105 (Nu)

X1 = G2 = G – G1 = 45 (Nu).

3.Số lượng từng loại nuclêôtit trên phân tử mARN do gen trên tổng hợp.

Theo đề, ta có: UmARN = 60% x 750 = 450 = A1

à Mạch 1 của gen là mạch khuôn để tổng hợp phân tử mARN

Vậy số lượng từng loại Nu của mARN:

Um = A1 = 450 (Nu)

Am = T1 = 150 (Nu)

Gm = X1 = 45 (Nu)

Xm = G1 = 105 (Nu)

Câu hỏi liên quan

  • Hãy trình bày cách tiến hành và kết quả của thí nghiệm co nguyên sinh ở tế

    Hãy trình bày cách tiến hành và kết quả của thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

  • a.  Khi ta nhỏ vài giọt oxi già (H2O2) lên lát khoai tây sống trong điều kiện nhiệt độ phòng

    a.  Khi ta nhỏ vài giọt oxi già (H2O2) lên lát khoai tây sống trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?

    b. Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim  thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn?

  • 1.Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân thực?
2. Tế bào chất của tế bào vi khuẩn có đặc điểm

    1.Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân thực?

    2. Tế bào chất của tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?

     

  • Tại sao có thể nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống ?

    Tại sao có thể nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống ?

  • 1.Trình bày cấu tạo và chức năng của nhân tế bào?
2. Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới

    1.Trình bày cấu tạo và chức năng của nhân tế bào?

    2. Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn?

  • - Phân tích mối quan hệ giữa nồng độ O2  và CO2 với cường độ hô hấp ở thực vật.
 -

     - Phân tích mối quan hệ giữa nồng độ O2  và CO2 với cường độ hô hấp ở thực vật.

     - Nêu ứng dụng mối quan hệ trên trong thực tiễn trồng trọt và trong bảo quản rau, củ, quả ….tươi.

  • Câu 1: Trường Thái Nguyên năm 2012-2013

a,Cho biết điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa

    Câu 1: Trường Thái Nguyên năm 2012-2013

    a,Cho biết điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa 2 đoạn ARN và AND trong sơ đồ trên.

    b,Xác định chiều dài, số nucleotit trong đoạn ARN và đoạn ADN trên

  • Cơ sở nào để phân chia Cacbohidrat thành các loại: đường đơn, đường đôi, đường đa? Mỗi loại

    Cơ sở nào để phân chia Cacbohidrat thành các loại: đường đơn, đường đôi, đường đa? Mỗi loại cho ít nhất 1 ví dụ?

  • a.Tại sao khi ta chẻ rau muống và ngâm vào nước thì sợi rau muống lại cong lên?
b.Thế nào

    a.Tại sao khi ta chẻ rau muống và ngâm vào nước thì sợi rau muống lại cong lên?

    b.Thế nào là năng lượng? Năng lượng gồm những loại nào ? Thế nào là chuyển hoá năng lượng và chuyển hóa vật chất?

    ( 4 điểm) 

  • Sơ đồ dưới đây cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất

a)Hãy cho biết tên các

    Sơ đồ dưới đây cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất

    a)Hãy cho biết tên các thành phần cấu trúc I, II, III, và IV của màng sinh chất.

    b) Cấu trúc I và III được tổng hợp chủ yếu ở những bào bào quan nào? Từ nơi được tổng hợp, I đi qua những bào quan nào đến màng sinh chất ?

    c)Các chất 1, 2, 3, 4 có thể là những chất gì? Nêu cơ chế vận chuyển các chất đó. d)Trong tế bào, bào quan nào sẽ phân hủy chất 4?

    e) Giả sử chỉ xét tới nồng độ chất 1 và 1 là muối ăn thì tế bào trên đang được đặt trong môi trường gì? Khi đó tế bào xảy ra hiện tượng gì ? Vì sao xảy ra hiện tượng đó?