Loài lúa mì hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh " gỉ sắt " trên lá, Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra giống lúa mì trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mì hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mì trồng?
Để tạo giống lúa mì trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt thì ta cho lai giữa 2 loài thu được con lai F1 mang 2 bộ NST đợn bội của 2 loài. Trong đó bộ NST đơn bội của lúa mì dại mang 2 bộ NST của lúa mì trông mang gen mẫn cảm với bệnh này.
Ta tiếp tục gây đột biến chuyển đoạn nhằm chuyển gen kháng bệnh từ NST của lúa mì dại sang NST của lúa mì trồng.
Sau đó cho lai trở lại với lúa mì trồng thu được con F2. Chọn lọc các cơ thể F2 có thể thu được các cá thể mang đầy đủ bộ NST của lúa mì trồng nhưng có gen kháng bệnh do chuyển đoạn