Skip to main content

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)  Thí sinh chọn một trong hai câu sau: Câu 3a( 5,0 điểm) Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.                       Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ                       Mặt trời chân lý chói qua tim                        Hồn tôi là một vườn hoa lá                        Rất đậm hương và rộn tiếng chim...                                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người                        Để tình trang trải với trăm nơi                        Để hồn tôi với bao hồn khổ                        Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.                           Tôi đã là con của vạn nhà                         Là em của vạn kiếp phôi pha                         Là anh của vạn đầu em nhỏ                         Không áo cơm, cù bất cù bơ...                                       Tháng 7 – 1938                      (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

Câu hỏi

Nhận biết

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

Câu 3a( 5,0 điểm)

Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                      Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                      Mặt trời chân lý chói qua tim 

                      Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                      Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                 

                      Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                      Để tình trang trải với trăm nơi 

                      Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                      Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

 

                       Tôi đã là con của vạn nhà 

                       Là em của vạn kiếp phôi pha 

                       Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                       Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                      Tháng 7 – 1938

                     (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG :

- Xác định đúng kiểu đề : Nghị luận văn học .

- Cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong văn nghị luận và các phương thức biểu đạt khi làm bài.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu ; văn viết có cảm xúc.

YÊU CẦU VỀ KIẾM THỨC:

1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN : (0,5 điểm)

- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc của nền văn học hiệnđại Việt Nam.

- Bài thơ « Từ ấy » được rút ra từ phần « Máu lửa» của tập thơ cùng tên, là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ, tiêu biểu cho tính trữ tình- chính trị của thơ Tố Hữu

2.GIẢI THÍCH: THƠ TỐ HỮU MANG TÍNH TRỮ TÌNH - CHÍNH TRỊ 

 (0,5 điểm)

- Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Cái tôi trữ tình của Tố Hữu ban đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

- Thơ Tố Hữu đi sâu vào tình cảm lớn : tình yêu lí tưởng, lãnh tụ, tình quân dân, tình đồng chí đồng bào, tình quốc tế vô sản .

- Niềm vui trong thơ Tố Hữu lớn lao, sôi nổi, hân hoan, tươi sáng.

3. PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐỂ LÀM SÁNG TỎ : THƠ TỐ HỮU MANG TÍNH TRỮ TÌNH - CHÍNH TRỊ 

a. KHỔ 1 : NIỀM VUI SƯỚNG SAY MÊ KHI BẮT GẶP LÍ TƯỞNG CỦA ĐẢNG (1,0 điểm)

- Hai câu đầu : viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể về một kỉ niệm không quên của cuộc đời mình. Từ ấy  là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu : được giác ngộ lí tưởng Cộng sản và được kết nạp vào Đảng .

+ Hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ, mặt trời chân lí  khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bứng sáng tâm hồn nhà thơ.

+ « Mặt trời chân lí » → hình ảnh sáng tạo : Đảng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống.

+ Động từ bừng, chói → nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở rộng tâm hồn cho nhà thơ một chân lí mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm .

- Hai câu sau : bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót.

═> Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà khơi dậy sức sống, đem lại cảm hứng sáng tạo cho hồn thơ.

b. KHỔ 2 :  NHẬN THỨC VỀ LẼ SÔNG (1,0 điểm)

- Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống : là sự gắn bó hài hòa « cái tôi » cá nhân và « cái ta » chung của mọi người.

- Động từ « buộc », «  trang trải » : ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của nhà thơ muốn vượt qua giới hạn của  « cái tôi »  cá nhân để hòa với mọi người → tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, đòng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

- Tình yêu thương của Tố Hữu là tình cảm giai cấp, đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Khi « cái tôi » hòa trong cái ta, các nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ nhân lên gấp bội.

═> Tố Hữu tìm thấy niềm vui và sức mạnh bằng nhận thức, bằng tình cảm yêu mến và bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

c. KHỔ 3: SỰ CHUYỂN BIẾN SÂU SẮC TRONG TÌNH CẢM CỦA TỐ HỮU (1,0 điểm)

- Điệp từ :là con, là em, là anh kết hợp với số từ ước lệ vạn → nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng

- Nhà thơ thương cảm những kiếp người không nơi nương tựa.

═> Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

d. NGHỆ THUẬT :  (0,5 điểm)

- Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , điệp từ  - Thể thơ thất ngôn - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu  - Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình… 

4. ĐÁNH GIÁ CHUNG: (0,5 điểm)

- Khái quát lại vấn đề nghị luận

- Khẳng định giá trị của vấn đề

 

Câu hỏi liên quan

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 2:
Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn

     

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 2:

    Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có học sinh đã chép như sau:

         Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

         Quân đi điệp điệp chùng chùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mủ nan.

         Dân công đỏ đuốt từng đoàn

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

         Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai nên…

    Hãy chỉ ra những lỗi sai, thiếu chính xác trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Trong rừng

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 

    Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”

    (Trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành)

    a) Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho đoạn văn. (1,0 điểm)

    b) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của chúng (1,0 điểm)

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)
Cho văn bản sau:
         

    ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)

    Cho văn bản sau:

              “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

                                                    (Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1/ Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)   

    2/ Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)

    3/ Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên?  (1,0 điểm)

  • II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

    Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

    Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

    Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

    Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

    Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

    Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)

    Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù túng dưới ách thực dân. Thế loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ tình và các thể loại văn xuôi trữ tình."

    (Dựa theo Ngữ văn lớp 11 tập 2, tr.l 13, Nxb Giáo dục)

    1. Chỉ ra nội dung cơ bản của đoạn trích?

    2. Nội dung cơ bản trên đã được cụ thể hóa bằng những ý nào?

    3. Anh/ chị hiếu thế nào về "thái độ bất hòa và bất lực trưởc môỉ trường xã hội” của các tác giả sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa?

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    d/ Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm)