Skip to main content

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)  Câu 1: ( 2,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:           Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi. -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện. -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.          ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006). a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

Câu hỏi

Nhận biết

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

Câu 1: ( 2,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

          Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

-         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

-  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

-         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

         ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

a. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 0,5 điểm)

- Mục đích hỏi: Nhận biết ý nghĩa của điều ước.

- Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng sau:

+  Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.

+ Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.

+ Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.

+  Các câu trả lời tương tự...

- Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa sâu sắc (chỉ hiểu được nghĩa cụ thể chưa nêu được ý nghĩa khái quát).  Có thể theo một trong các hướng sau:

+  Cậu bé ước trở thành người anh có chiếc xe lăn lắc tay để tặng người em tật nguyền của mình.

+   Cậu bé ước trở thành người anh giống như người anh của nhân vật tôi.

+  Các câu trả lời tương tự...

Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng sau:

+ Cậu bé ước có được một người anh như thế.

+ Cậu bé ước có một chiếc xe đạp leo núi đẹp như thế.

+ ... 

Câu hỏi liên quan

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    c/ Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.”có ý nghĩa gì ? ( 0,5 điểm)

  • II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

    Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

    Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

    Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

    Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

    Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

    Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)

    Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 2:
Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn

     

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 2:

    Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có học sinh đã chép như sau:

         Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

         Quân đi điệp điệp chùng chùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mủ nan.

         Dân công đỏ đuốt từng đoàn

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

         Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai nên…

    Hãy chỉ ra những lỗi sai, thiếu chính xác trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

  • Câu 2:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì

    Câu 2:

    Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:

    “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

    (Trích “Đời thừa” – Nam Cao)

    Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3a( 5,0 điểm)

    Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                          Mặt trời chân lý chói qua tim 

                          Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                          Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                     

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                          Để tình trang trải với trăm nơi 

                          Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

     

                           Tôi đã là con của vạn nhà 

                           Là em của vạn kiếp phôi pha 

                           Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                           Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                          Tháng 7 – 1938

                         (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2b:

    Đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng viết:

    “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”

    Giả sử anh/chị là một luật sư tham gia phiên tòa xử Vũ Như Tô và những người nổi dậy, anh/chị sẽ lựa chọn thân chủ nào và đưa ra những lý lẽ thuyết phục gì để bảo vệ thân chủ của mình?