Hợp chất hữu cơ A (chứa 3 nguyên tố C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,005 mol A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH ( D = 1,2 g/ml) thu được dung dịch B. Làm bay hơi dung dịch B thu được 59,49 gam hơi nước và còn lại 1,48 gam hỗn hợp các chất rắn khan D. Nếu đốt cháy hoàn toàn chất rắn D thu được 0,795 gam Na2CO3; 0,952 lít CO2 (đktc) và 0,495 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp chất rắn D tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, rồi chưng cất thì được 3 chất hữu cơ X, Y, Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Biết X, Y là 2 axit hữu cơ đơn chức đồng đẳng kế tiếp và MZ < 125. Số nguyên tử H trong Z là
B1 : Xác định CTCT của Z và Dạng của A
A + NaOH -> chất rắn D + hơi H2O
D + H2SO4 loãng dư => 2 axit (X và Y) + chất rắn Z
=> A là este đa chức của phenol => Z là R-C6H5-a(OH)a (a > 1)
Vì MZ < 125 => R + 77 + 16a < 125
=> Với a = 2 thì R < 16 => R = 1(H) hoặc R = 15 (CH3)
Với a > 2 => R < 0 (Loại)
Vậy Z là C6H4(OH)2 hoặc CH3-C6H3(OH)2 và A là este 2 chức của phenol.
B2 : Xác định Số C trong A và biện luận CTCT chính xác của A
Bảo toàn khối lượng : mA + mdd NaOH = mHơi nước + mD
=> mA = 0,97g => MA = 194g
Bảo toàn nguyên tố : nC(A) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,0075 + 0,0425 = 0,05 mol
=> Số C trong A = 0,05 : 0,005 = 10.
=> CTPT của A là C10H10O4
(HCOO)(CH3COO)C6H3-CH3
Hoặc (HCOO)(C2H5COO)C6H4
Vì 2 axit đồng đẳng kết tiếp => (HCOO)(CH3COO)C6H3-CH3 thỏa mãn
Vậy Z là CH3-C6H3(OH)2 có 8 H