Hòa tan hoàn toàn 13,12 gam hỗn hợp Cu, Fe và Fe2O3 trong 240 gam dung dịch HNO3 7,35% và H2SO4 6,125% thu được dung dịch X chứa 37,24 gam chất tan chỉ gồm các muối và thấy thoát ra khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 50,95 gam chất rắn. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam Cu, giá trị của m là:
Phương pháp : Bảo toàn khối lượng , Bảo toàn nguyên tô , Bảo toàn điện tích
B1 : Tính được số mol NO theo bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố
Có : nHNO3 = 0,28 mol ; nH2SO4 = 0,15 mol
Gọi số mol Cu ; Fe ; Fe2O3 lần lượt là x ; y ; z.
=> 64x + 56y + 160z = 13,12g (1)
Nung kết tủa thu được chất rắn gồm : 0,15 mol BaSO4 ; x mol CuO và (0,5y + z) mol Fe2O3
=> mrắn = 0,15.233 + 80x + 160(0,5y + z) = 50,95
=> x + y + 2z = 0,2 mol(2)
Khi hỗn hợp ban đầu phản ứng với axit thì :
Bảo toàn H : nH2O = ½ nH+ = 0,29 mol
Bảo toàn khối lượng : mhh đầu + maxit = mmuối + mNO + mH2O
=> nNO = 0,1 mol
B2 : Tính số mol từng chất trong hỗn hợp đầu
Bảo toàn N : nNO3 muối = nHNO3 – nNO = 0,18 mol
Vậy muối gồm : x mol Cu2+ ; (y + 2z) mol Fen+ ; 0,18 mol NO3- ; 0,15 mol SO42-
=> 37,24 = 64x + 56(y + 2z) + 62.0,18 + 96.0,15
=> 64x + 56y + 112z = 11,68g(3)
Từ (1),(2),(3) => x = 0,06 ; y = 0,08 ; z = 0,03 mol
B3 : Tính số mol Fe3+ trong dung dịch X và từ đó tính ra m.
Giả sử trong muối X có a mol Fe2+ và b mol Fe3+
Bảo toàn nguyên tố Fe : a + b = y + 2z = 0,14 mol(*)
Bảo toàn điện tích : 2nCu2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = nNO3 + 2nSO4
=> 2.0,06 + 2a + 3b = 0,18 + 2.0,15(**)
Từ (*) và (**) => a = 0,06 ; b = 0,08 mol
Vậy trong dung dịch X chỉ có Fe3+ là có khả năng hòa tan Cu
Cu + 2Fe3+ -> Cu2+ + 2Fe2+
=> m = 2,56g