Hòa tan hết 9,1 gam X gồm Mg, Al, Zn vào 500 ml dung dịch HNO3 4M thu được 0,448 lít N2 (đktc) và dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 530 ml dung dịch NaOH 2M được 2,9 gam kết tủa. Phần 2: Đem cô cạn thì được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Phương pháp : Bài toán hỗn hợp kim loại tan hết trong HNO3
Cần chú ý:
- HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe
- Sử dụng phương pháp bảo toàn e:
ne (KL cho) = ne (sản phẩm khử nhận)
P1 : kết tủa chính là Mg(OH)2 vì mkết tủa < ½ mX. Mặt khác lượng NaOH là vừa đủ
=> 2 kết tủa Al(OH)3 và Zn(OH)2 phải bị hòa tan vừa hết.
=> nMg(X) = 2nMg(OH)2 = 0,1 mol
Y có thể gồm H+ dư và a mol NH4+
Có : nH+ pứ = 12nN2 + 10nNH4+ = 0,24 + 10a
=> nH+ dư = 1,76 – 10a (mol)
Trong 9,1g X có : x mol Al ; y mol Zn và 0,1 mol Mg
=> 27x + 65y + 24.0,1 = 9,1g(1)
Bảo toàn e : 3x + 2y + 2.0,1 = 10.0,02 + 8a (2)
Khi cho phần 1 tác dụng với NaOH :
H+ + OH- -> H2O
Al3+ + 4OH- -> AlO2- + 2H2O
Zn2+ + 4OH- -> ZnO22- + 2H2O
Mg2+ + 2OH- -> Mg(OH)2
NH4+ + OH- -> NH3 + H2O
=> nNaOH = 4nAl3+ + 4nZn2+ + 2nMg2+ + nH+ dư + nNH4+
=> 1,06 = 4.0,5x + 4.0,5y + 2.0,5.0,1 + 0,5.(1,76 – 10a) + 0,5.a (3)
Từ (1),(2),(3) => x = 0,2 ; y = 0,02 ; a = 0,08 mol
Vậy P2 : Y gồm các muối có thể cô cạn thành chất rắn :
0,1 mol Al(NO3)3 ; 0,01 mol Zn(NO3)2 ; 0,05 mol Mg(NO3)2 ; 0,04 mol NH4NO3
=> m = 33,79g