Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch X. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là:
Số mol Cu = 0,12 mol
+)Dựa vào "Hòa tan hết 10,24 gam Cu" + "Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu" => dd X có HNO3 dư
+) NaOH cho vào X thì tác dụng lần lượt HNO3 dư và Cu(NO3)2
+) hiển nhiên HNO3 hết và NaOH tiếp tục phản ứng với Cu(NO3)2
+) nếu Cu(NO3)2 dư thì cô cạn dung dịch thu được Cu(NO3)2 là chất rắn => nung lên thu được 26,44 g CuO => nCu = nCuO = 0,3305 > 0,12
=> NaOH dư
=> Cô cạn dung dịch được NaOH, NaNO3 đem nung thu được 22,64 g NaOH, NaNO2 là chất rắn
Đặt ẩn ra cho số mol NaOH = x và số mol NaNO2 = y => 40x + 69y = 26,44
Bảo toàn nguyên tố Na ban đầu thì x + y = 0,4
=> x = 0,04 ; y = 0,36 mol
=> nHNO3 dư= 0,36 – 0,32 = 0,04 mol
=> nHNO3 pứ với Cu = 0,6 – 0,04 = 0,56 mol
=>A