Skip to main content

Hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

Hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

Câu hỏi

Nhận biết

Hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng khi chị mới 25 tuổi - cái tuổi đầy căng sức sống dạt dào tình yêu. Vì vậy, đối diện với “sóng”, chị nhìn thấy rất rõ tình yêu đang trào dâng trong trái tim phụ nữ của mình - một trái tim khao khát yêu đương, mong muốn được yêu và được sống trong tình yêu vĩnh viễn. Và rất hiển nhiên, chị đã bắt gặp “sóng” như gặp chính mình, đã tìm ra trong hình ảnh sóng những âm vang của nhịp đập trái tim mình. Đứng trước biển, trái tim  Xuân Quỳnh tuôn chảy thành những sóng - thơ - tình yêu, và những đợt sóng ấy cứ dập dềnh suốt bài thơ, khi thì “dịu êm lặng lẽ”, lúc lại “ồn ào dữ dội” trong “khát vọng bồi hồi” và trong nỗi “nhớ bờ không ngủ được”. Cái âm điệu êm êm ấy ru ta, đưa ta về với vương quốc của tình yêu, gây ấn tượng mạnh mẽ bởi một ẩn dụ toàn bài: Sóng! Sóng không được miêu tả bằng màu sắc, đường nét mà được vẽ lên bằng âm điệu, nhạc điệu của tình yêu. Cái tài của Xuân Quỳnh là chỉ bằng nhạc điệu đã vẽ lên đúng hình ảnh của sóng biển, và đúng hơn, là sóng tình trong lòng người phụ nữ trẻ đang khao khát yêu đương. Nhạc điệu của bài thơ, tự nó, đã có giá trị truyền cảm mạnh mẽ.

Nhưng đối diện với “sóng” là để nhận ra chính mình. Vì vậy, bên cạnh hình tượng "sóng” còn có “em” - hình ảnh của người phụ nữ đang yêu: Xuân Quỳnh Đây là hai hình ảnh sóng đôi xoắn xuýt lấy nhau, soi chiếu vào nhau, hình tượng “sóng” chính là nỗi lòng của “em” và “em” là hiện thân của “sóng”.

“Sóng” và cái Tôi (em) đồng hiện, tuy hai mà một, tuy một mà hai” trong toàn bài thơ cùng như trong từng cặp khổ thơ khiến cho chủ đề được bộc lộ được bộc lộ rõ ràng và thấm thía:

 Ôi con sóng nhớ bờ

           Ngày đêm không ngủ được

     Lòng em nhớ đến anh

     Cả trong mơ còn thức.

     Nơi nào em củng nghĩ

              Hướng về anh - một phương

    Con nào chẳng tới bờ

     Dù muôn vời cách trở.

Thơ tình đạt đến những điều nói trên cũng đáng trân trọng lắm rồi. Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chưa phải là tất cả hồn thơ Xuân Quỳnh. Ở ngòi bút thơ nữ này, có nhiều khám phá mới lạ và nhiều phát hiện tinh tế trong tình yêu của giới mình.

Trước hết, đó là một tình yêu thật lạ, phụ nữ trong đời thường của họ, từ cực này sang cực khác:

  Dữ dội và dịu êm

 Ồn ào và lặng lẽ

Nhưng đó không phải là một tình yêu trong khuôn khổ nhỏ hẹp, chật chội, bởi khi “sóng không hiểu nổi mình” thì dứt khoát “sóng tìm ra tận bể” để đến với một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn. Những ai từng quan niệm một thứ tình yêu tầm thường nhỏ bé chắc cũng phải giật mình trước ý thơ này. Đây là một sự phát hiện, một khám phá mới mẻ về tình yêu của giới mình đồng thời cũng là một đóng góp của Xuân Quỳnh trong lĩnh vực thơ tình: chị đã ý thức được một cách rõ ràng vẻ đẹp cao quý của tình yêu người phụ nữ - và hẳn là có chị trong đó!

Người ta thường khen thơ tình Xuân Quỳnh tinh tế. Điều đó là đúng, và ta dễ dàng tìm thấy trong Sóng những khổ thơ như thế:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

      Em cũng không biết nữa

 Khi nào ta yêu nhau.

Cái điều mà Xuân Diệu trước kia đã nói như tổng kết một chân lí “làm sao cắt nghĩa được tình yêu?” thì nay Xuân Quỳnh lại phát hiện ra, nhưng bằng trực cảm, bằng tất cả lòng mình, như một lời “thú nhận” thành thật, hồn nhiên mà ý nhị, sâu sắc.

Nhưng người đọc thích nhất thơ tình Xuân Quỳnh là ở sự chân thành, nồng ấm nhiều khi đến cháy bỏng trong tình yêu của chị. Người phụ nữ “nhớ đến anh” - cả trong mơ còn thức” ấy, trước sau vẫn là người phụ nữ với một ước vọng khiêm tốn của đời thường:

     Thành trăm con sóng nhỏ

 Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Ước vọng khiêm nhường là vậy mà sao không ngăn nổi những bi kịch của tình yêu?

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

  • Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện

    Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện gì? Hăy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay. 

  • Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn

    Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)