Skip to main content

Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

Câu hỏi

Nhận biết

Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

  Yêu cầu về kĩ năng:

Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một bài thơ: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn” học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

1.   MỞ BÀI: (0,5 điểm)

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và sơ lược bài thơ “Nhàn”, triết lí “nhàn” của ông được thể hiện qua bài thơ.

2. THÂN BÀI:

a. HAI CÂU ĐỀ (1,25 điểm)

- Điệp từ: “Một” nhắc lại 3 lần.-> Cuộc sống giản dị, đơn sơ nhưng không kém phần thanh cao. -> Cuộc sống sẵn sàng, chu đáo.

- Nhịp thơ: 2/2/3 đều đặn và chậm rãi

" sự ung dung, thanh thản trong cuộc sống và công việc

- Từ láy: “thơ thẩn”: ung dung, điềm nhiên, trạng thái thoải mái, không vướng bận

- Liệt kê dụng cụ lao động: Cày, cuốc, cần câu: Cuộc sống thuần hậu, giản dị giữa thôn quê như của một “lão nông tri điền”

=> Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cs nhàn tản, gần gũi với dân. => Lão nông tri điền ung dung, thanh thản, thư thái, hài lòng, thích thú cuộc sống thôn quê

b. HAI CÂU THỰC (1,25 điểm)

* Quan niệm dại, khôn:

Biện pháp đối rất chuẩn: ta >< người, dại >< khôn, vắng vẻ >< lao xao

-> Sự khác biệt giữa ông và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống” lánh đục tìm trong”.

* Biện pháp ẩn dụ:

- “Nơi vắng vẻ’:  Là nơi ít người, là nơi tĩnh lặng, hoà hợp với thiên nhiên

" Là hình ảnh ẩn dụ chỉ lối sống thanh bạch, ko màng danh lợi, hòa hợp với tự nhiên,  yên ả, êm đềm.

- “ Chốn lao xao”: Là nơi ồn ào, là nơi có cuộc sống sang trọng, quyền thế

=> Nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách NBK: về với tn, sống thoát khỏi vòng danh lợi để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.

=> Người thông tuệ, tỉnh táo ở cách xuất xử, chọn lẽ sống; hóm hỉnh đùa vui trong cách nói ngược.

c. HAI CÂU LUẬN (1,25 điểm)

* Bức tranh tứ bình về cuộc sống 4 mùa

- Thu: măng trúc; Đông: Giá đỗ

-> món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không khắc khổ

- Xuân: Tắm hồ sen; Hạ: Tắm ao

-> Thú vui thanh bần, không kiểu cách.

=> Bức tranh tứ bình về cs có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm.sự hài lòng với lối sống giản dị và thanh cao.

=> Con người thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thu vui ấy, bình dị mà không kém phần thanh cao.

d. HAI CÂU KẾT (1,25 điểm)

- Điển tích về Thuần Vu Phần" phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

-> Thái độ coi thường phú quý, danh lợi

=>Quan niệm sống: phủ nhận phú quý, danh lợi, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người.

- Triết lí: danh vọng, tiền tài cũng chỉ là phù du, hư vô .Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái khép mắt khẽ khàng. => cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.

-> Ý nghĩa: Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sông sao cho thanh thản. Đừng vì dục vọng của mình mà bất châp tất cả.Tât cả rồi chỉ như một giấc mơ.

3. KẾT BÀI (0,5 điểm):

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật và triết lí “nhàn”…

Câu hỏi liên quan

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
 

    Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:

     "…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"

    Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm)

    Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm) 

  • Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật

    Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:

                    “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

                    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”

    (2,0 điểm)

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)