Skip to main content

Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao) khi nhận được sự quan tâm của thị Nở. (7,0 điểm)

Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao) khi

Câu hỏi

Nhận biết

Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao) khi nhận được sự quan tâm của thị Nở. (7,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.

- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có tính biểu cảm.

- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

v Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

1.KHÁI QUÁT: (0,5 điểm)

 - Giới thiệu tác giả tác phẩm

 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo khi nhận được sự quan tâm của thị Nở.

2. CỤ THỂ :

* Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: (1,0 điểm)

- Chí Phèo tỉnh rượu: cảm nhận về không gian, thời gian “Trời sáng đã lâu, măt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”

- Cảm nhận về cuộc sống xung quanh, Chí nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao nao buồn: “Hình như có một thời…”

-  Chí thấm thía về bản thân, nhận ra thực tại đen tối, cảnh ngộ cô độc của mình: “đã đến cái dốc bên kia của cuộc đời…”

* Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở: (4,5 điểm)

- Thị Nở mang bát cháo hành cho Chí Phèo, Chí “rất ngạc nhiên, hết ngạc nhiên…ươn ướt”. Chí Phèo thật sự cảm động trước sự quan tâm chân thành, sâu sắc, trước sự chu đáo, mộc mạc của thị Nở. nước mắt là biểu hiện của nhân tính trong Chí Phèo đã trở về. Chí nhận ra một thực tế đau lòng: “lần này là lần đầu tiên…cho cái gì”. Bát cháo hành là hiện thân cho tình cảm của thị Nở, cho sự mộc mạc của tình yêu chân thành, cholongf tốt trong một xã hội hiếm tình người.

-> Khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong con người Chí, làm Chí thấy bâng khuâng vui buồn và có chút gì đó giống như là ăn năn.

- Chí trở nên hiền lành, thấy mình trẻ con và muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.

-> Đó là những cảm xúc rất người, là dấu hiệu của nhân tính và ta thấy bản chất lương thiện của con người đã trở về trong Chí.

- Từ sự cảm động Chí Phèo hi vọng có thể trở lại làm người lương thiện, muốn làm hòa với mọi người: “Trời ơi hắn thèm…hắn muốn…biết bao!” . Chí bị tha hóa nhưng bản chất lương thiện trong con người hắn không bị hủy diệt, vẫn ẩn chứa trong đáy sâu tâm hồn. Chí hi vọng :”thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Chí hình dung ra tương lai, giãi bày khát khao về một cuộc sống yên bình với thị Nở.

* Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó. (1,5 điểm)

3. ĐÁNH GIÁ: (0,5 điểm)

Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi liên quan

  • Phần dành cho SBD lẻ.
Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông

    Phần dành cho SBD lẻ.

    Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin sau :

       "Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hiện nay, đang có thêm một bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng đêm 4/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc khiến một số địa phương vùng núi càng thêm rét đậm. Sau đó không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

        Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ đêm 4/12 ở Bắc Bộ có mưa vài nơi; các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ gần sáng và ngày 5/12 có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và giông. Vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, khu vực Bắc Biển Đông từ gần sáng và ngày 5/12, gió đông bắc lại mạnh lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh."  

                                        (Báo Nhân Dân, ngày 2 - 12 - 2012)

    (3,0 điểm)

  • Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn

    Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

    “…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.

    Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình

     Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.( 5,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) qua hai câu thơ sau:
             “

    Cảm nhận của anh (chị) qua hai câu thơ sau:

                 “ Quanh năm buôn bán ở mom sông

                   Nuôi đủ năm con với một chồng”

                                     (“Thương vợ”- Trần Tế Xương)

    (2,0 điểm) 

  • Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng

     Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. (3,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam

    Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? (2,0 điểm)

  • Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa

    Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó? ( 2,0 điểm)

  • Đặc điểm nội dung thơ vănNguyễn Đình Chiểu? Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm cụ thể. (2,0

    Đặc điểm nội dung thơ vănNguyễn Đình Chiểu? Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm cụ thể. (2,0 điểm) 

  • Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0

    Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm) 

     

  • Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

    Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. (6,0 điểm)