Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loại A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ:
1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được
2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng
3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng
4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ
Tổ hợp đáp án đúng là
Hạt phấn mang bộ NST đơn bội của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ mang bộ NST lưỡng bội của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ mang 2 bộ NST đơn bội cùa 2 loài A và B (7 và 11 NST); các NST này không thể tạo thành cặp NST tương đồng nên bị rối loạn trong quá trình phân li NST trong giảm phân không tạo được giao tử bình thường. Do đó không có khả năng sinh sản hữu tính. Tuy nhiên nếu chúng có khả năng sinh sản sinh dưỡng thì vẫn có thể tăng số lượng và tồn tại được trong tự nhiên hình thành loài mới. Hoặc xảy ra cơ chế đa bội hóa biến đối 2 bộ NST đơn bội thành 2 bộ NST lưỡng bội trong tế bào thì quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cá thể con lai này có thể tạo giao tử bình thường có khả năng sinh sản hữu tính và hình thành loài mới.(vì khi đỏ nó cách li sinh sản với 2 loài gốc ban đầu). -» Đáp án D