Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)
* Ý 1 (1,0 điểm):
Đặc trưng cơ bản nhất của VHDG là tính truyền miệng. Đó là phương thức sáng tác và lưu truyền chủ yếu của VHDG. Phương thức này có thể diễn ra như sau: Người này sáng tác ra một tác phẩm tác phẩm VHDG nào đó sẽ đọc (hoặc kể, hát,…) cho người khác nghe. Người nghe lưu giữ tác phẩm trong trí nhớ rồi lại đọc (kể, hát) cho người khác nữa nghe. Cứ như thế, tác phẩm được lưu truyền rộng rãi từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác.
* Ý 2 (1,0 điểm):
VHDG sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, vì:
- Do đ/k lịch sử - xã hội: VHDG ra đời rất sớm, khi dân tộc chưa có chữ viết. Ngay cả khi đã có chữ viết thì đại đa số tầng lớp bình dân vẫn không biết chữ nên họ vẫn sáng tác VHDG bằng ngôn ngữ nói.
- Do nhu cầu thưởng thức văn hóa: người bình dân có nhu cầu sáng tác và hưởng thụ văn học trực tiếp. VHDG là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng.
- Do đặc điểm loại hình: VHDG thường gắn với các hình thức diễn xướng (kể, hát, nói, trình diễn,..) nên phù hợp hơn với ngôn ngữ nói và phương thức truyền miệng.