Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.( 5,0 điểm)
v YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG: (1,0 điểm)
- Vận dụng được kỹ năng cảm nhận tác phẩm văn học.
- Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được nét chính về tác giả, tác phẩm; kết bài: nêu ý kiến bản thân nhấn mạnh vấn đề…)
- Bài làm có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Xác định được yêu cầu của đề, không phân tích chung chung.
v YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cơ bản đáp ứng những ý chính sau:
I. CUỘC GẶP GỠ CỦA CHÍ PHÈO VỚI THỊ NỞ - SỰ THỨC TỈNH LINH HỒN CỦA CHÍ PHÈO. TIẾNG HÁT VÚT CAO CỦA TÌNH NGƯỜI, ĐỈNH CAO CỦA GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO.
1. KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO:
- Bênh vực người dân lao động , tố cáo bọn thống trị hủy hoại nhân hình, nhân tính, đẩy họ vào con đường tha hóa.
- Thông cảm, thấu hiểu, sẻ chia với khát vọng sống của nhân dân lao động
- Thấy được phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động…
2. CẢM NHẬN:
a. SAU KHI GẶP THỊ NỞ:
*Khi tỉnh dậy:
- Chí thấy mình “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”
- Lần đầu tiên rung động trước những âm thanh cuộc sống: nghe tiếng chim hót, tiếng người đi chợ…
- Nhìn lại cuộc đời của mình, nhớ lại những ngày rất xa xôi, “hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ…ruộng làm”
* Quá trình chuyển biến từ con quỷ dữ thành con người bình thường.
Khi ăn bát cháo hành của Thị Nở: “Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên”
- Với Thị Nở: là bát cháo tình nguyện, bát cháo đem cho, đem tặng, bát cháo tình yêu mở đầu cho hạnh phúc.
- Với Chí Phèo: bát cháo hành đầu tiên và cuối cùng ăn trong tình yêu và hạnh phúc, dẫu muộn màng nhưng có tác dụng mạnh mẽ.
+ Chí ngạc nhiên và xúc động: “mắt ươn ướt”
+ Ăn chao biết ngon -> cảm nhận được tình yêu mộc mạc của thị.
Thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với thi -> hạnh phúc
+ Bỗng “thèm lương thiện biết bao” -> say đời
Chí tin Thị Nở mở đường cho hắn trở về với cuộc sống đúng vowiis kiếp làm người -> khát khao tình yêu, thiết tha đến với cuộc đời lương thiện. Thì ra trong bản chất của con quỷ dữ làng Vũ Đại vẫn là con người thật đáng thương, bản chất người lương thiện chưa mất hẳn trong Chí Phèo. => Tình yêu chân thành, tình người nồng ấm đã thức tỉnh bản chất tốt đẹp của Chí. Bát cháo hành thể hiện tình cảm chứa chan nhân đạo của nhà văn.
b. CHÍ PHÈO RƠI VÀO BI KỊCH BỊ CỰ TUYỆT QUYỀN LÀM NGƯỜI:
-Chí Phèo đã tự ý thức Chí Phèo đang chuẩn bị cuộc hành trình thực hiện ước mơ làm người của hắn: “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn…Họ sẽ nhận lại hắn vào xã hội bằng phẳng thân thiện của những người lương thiện” thì con đường ấy bỗng đóng chặt cửa bởi:
+ Bà cô Thị Nở không cho thị quan hệ với Chí
+ Bà cô đại diện cho định kiến xã hội. Cái tình người ở Thị Nở đã bị định kiến ở bà co giết chết một cách phũ phàng. Tình người mong manh đã bị định kiến xã hội thôn tính.
c. PHẢN ỨNG, QUYẾT TÂM ĐÒI LẠI QUYỀN LÀM NGƯỜI.
-Chí thất vọng đau đớn -> Nỗ lực cuối cùng của Chí Phèo nhằm níu giữ Thị Nở về phía mình đã bị gạt phắt đi một cách vô tình mà phũ phàng. “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Từ hi vọng đến tuyệt vọng, khởi đầu là nước mắt và kết thúc lại là nước mắt.
- Căm uất cao độ:
+ Toan đập đầu, hăm giết cả nhà Thị Nở, uống rượu.
+ Xách dao đến nhà Bá Kiến, lí sự khôn ngoan với Bá Kiến: “Tao không đến đây để xin ăn…tao muốn làm người lương thiện…”, giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời
-> tuyệt vọng và bế tắc
-> Thèm khát quyền được sống và sống có ý nghĩa
-> Cái chết của Chí là tất yếu. Đây không phải là một hành động mù quáng mà là sự thức tỉnh của một con người khát khao quyền được sống, quyền được làm người lương thiện. Chính Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi để giờ đây Chí Phèo muốn làm người lương thiện cũng không được. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống lương thiện. Cái chết của Chí Phèo là cái chết tiêu cực. Cái chết ủa Chí Phèo góp phần giúp Nam Cao lên tiếng tố cáo xã hội ở làng Vũ Đại
II. NGHỆ THUẬT:
- Xây dựng nhân vật điển hình bất hủ: Chí Phèo điển hình cho người nông dân trước cách mạng tháng 8, làng Vũ Đại điển hình cho xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 (xã hội thực dân nửa phong kiến)
- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tư nhiên, nhất quán, chặt chẽ (kết cấu từ hiện tại trở về quá khứ rồi lại trở về hiện tại)
- Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại đặc sắc.