Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al; 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 KL. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 g khí. Nồng độ 2 muối là?
Thứ tự 4 kim loại trong dãy hoạt động hóa học là Al, Fe, Cu và Ag nên các phản ứng lần lượt theo thứ tự như sau: Al + 3 AgNO3 => Al(NO3)3 + 3 Ag (1) 2 Al + 3 Cu(NO3)2 => 2 Al(NO3)3 + 3 Cu (2) Fe + 2 AgNO3 => Fe(NO3)2 + 2 Ag (3) Fe + Cu(NO3)2 => Fe(NO3)2 + 2 Cu (4) Số mol H2 thoát ra khi cho hỗn hợp Y vào HCl = 0,07/2 = 0,035 mol Trong 4 kim loại trên, chỉ có Al và Fe phản ứng với HCl được vì Cu và Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học. Nếu trong Y còn Al thì số mol H2 sinh ra sẽ nhiều hơn 0,035 mol vì HCl nếu chỉ tính phản ứng với 0,05 mol Fe thôi đã giải phóng 0,05 mol H2 rùi. Vậy, Al đã phản ứng hết và một phần Fe cũng phản ứng, chỉ còn lại trong Y là 0,035 mol Fe thôi và 0,035 mol Fe này sẽ tạo ra 0,035 mol H2 với HCl theo phản ứng Fe + 2 HCl = FeCl2 + H2 Và số mol Fe đã tham gia phản ứng với muối = 0,05 - 0,035 = 0,015 mol và Al thì phản ứng hết sạch 0,03 mol, tạo ra 0,015 mol Fe(NO3)2 và 0,03 mol Al(NO3)3. Vì Fe còn dư tức là muối đồng và bạc cũng phản ứng hết. Từ số mol muối sắt và nhôm, số mol ion NO3(-) đã tạo nên hai muối này = 0,015 x 2 + 0,03 x 3 = 0,12 mol Vì AgNO3 và Cu(NO3)2 cùng nồng độ. Đặt số mol AgNO3 là a thì từ số mol NO3(-) = 0,12, ta có 3a = 0,12 hay a = 0,04 mol --> Nồng độ hai muối ban đầu = 0,04/0,1 = 0,4M